Một người sử dụng BHYT nêu lo lắng và thắc mắc: “Tôi bị viêm dạ dày phải đi điều trị tại bệnh viện vào ngày 10/12/2015. Tuy nhiên thẻ BHYT của tôi lại hết hạn vào 30/11/2015 nên tôi đã tẩy xóa và sửa lại thành 30/12. Nhưng bệnh viện đã phát hiện ra tôi đã tự ý sửa chữa thẻ và nói rằng trường hợp của tôi sẽ bị xử phạt. Tôi đang rất lo lắng không biết mình sẽ bị xử phạt thế nào?”.
Trả lời chung về vấn đề này, Tổng LĐLĐ Viêt Nam cho biết, hiện nay Luật đã có những quy định về biện pháp chế tài đối với những hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ hưởng BHXH, BHTN của NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Theo Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7-10-2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, BHTN sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2 triệu- 4 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật
- Phạt tiền từ 500.000 đồng- 1 triệu đồng đối với NLĐ có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN.
- Phạt tiền từ 1 triệu- 2 triệu đồng đối với NLĐ có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN sau đây:
a) Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi NLĐ có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN)
c) NLĐ đang hưởng TCTN không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng- 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.
- Phạt tiền từ 2 triệu- 4 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của NSDLĐ khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5 triệu- 10 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi giả mạo hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi chế độ BHXH, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN giả mạo.
- Phạt tiền từ 10 triệu- 20 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại cho tổ chức BHXH số tiền BHXH, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
b) Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Cụ thể trong trường hợp của người bệnh nêu trên, người này sẽ bị xử phạt như sau:
- Trường hợp hành vi chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT:
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
+ Thu hồi thẻ BHYT.
- Trường hợp hành vi đã làm thiệt hại đến quỹ BHYT:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
+ Buộc hoàn trả lại số tiền đã được BHYT chi trả;
+ Thu hồi thẻ BHYT.
Tác giả: