Các bước sơ cứu rắn độc cắn được thực hiện theo trình tự sau:
- Ngay khi phát hiện có người bị rắn độc cắn, bạn cần bình tĩnh để trấn an người bệnh, giúp người bệnh bình tĩnh nhất có thể.
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
- Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.
- Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,...) cố định chân, tay bị cắn.
- Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
- Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
- Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.…
Bài thuốc hút độc tố hữu hiệu từ hạt chanh
Việc làm đầu tiên khi bị rắn cắn là chúng ta nên bình tĩnh rửa thật sạch vết thương bằng nước muối 9%.
Lưu ý là không nên nặn, bóp quá nhiều làm nọc độc vận chuyển nhanh về tim gây nguy hiểm cho người bị rắn cắn.
Tiếp đến là lấy 20 gram hạt chanh tươi hay khô cho người bị rắn cắn nhai trong miệng cho nát. Nuốt phần nước của hạt chanh, sau đó dùng phần bã đắp vào vết bị rắn cắn để cấp cứu giải độc.
Trong trường hợp nạn nhân bị hôn mê thì chúng ta nên lấy bột hạt chanh quậy tan với nước đổ vào miệng nạn nhân. Và lấy hạt chanh tươi giã nát rồi đắp lên vết thương bị rắn cắn.
Sau khi đã hoàn thành xong các bước sơ cứu cho người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị.
Cũng xin lưu ý với mọi người một điều là bài thuốc này là theo kinh nghiệm dân gian thường áp dụng cho người lớn và trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau nhé!
Để đảm bảo an toàn, tốt hơn hết sau khi sơ cứu hãy chuyển gấp người bị rắn cắn đến cơ sở y tế gần nhất!
Tác giả: