Gần đây, học giả người Úc Roger Bayard tại đại học Adelaide đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi đề cập tới một loại hình xăm kỳ bí sáng tạo trên câu chuyện về một người gốc Ailen nổi loạn tên là Ned Kelly. Theo ông những người mang hình xăm này thường có xu hướng chết một cách bạo lực hơn so với những người thường khác.
Bí ẩn về hình xăm mang tên Ned Kelly
Nghệ thuật xăm mình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo quan niệm của nhiều người, những hình xăm trên cơ thể người có tác dụng giống như những lá bùa hộ mệnh giúp người mang nó có thể phòng tránh được bệnh tật, tai họa, tránh xa những linh hồn quỷ dữ hay sự chết chóc.
Đặc biệt đối với các bộ lạc hoang dã, các hình vẽ trên cơ thể (totem) được coi như thần hộ mệnh của bộ lạc.
Cho tới ngày nay, nhiều bộ lạc ở Ấn Độ hay Papua New Guinea vẫn giữ truyền thống totem lên toàn bộ cơ thể của họ.
Còn với bộ lạc Borneo, theo họ họ thực sự có thể lấy năng lượng từ các linh hồn của hình xăm bởi vì họ tin rằng linh hồn được hiện diện trong tất cả mọi thứ xung quanh chúng.
Tuy nhiên, theo quan sát của nhà nghiên cứu Roger Bayard, học giả người Úc Roger Bayard tại Đại học Adelaide, nghiên cứu này đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi đề cập tới loại hình xăm mang tên Ned Kelly.
Những hình xăm của Ned Kelly |
Theo ông, những người mang hình xăm này thường có xu hướng chết một cách bạo lực hơn so với những người thường khác.
Ned Kelly sinh năm 1854 (có tài liệu ghi là 1855) tại một làng nhỏ ở tiểu bang Victoria. Cha ông là người Ireland, một cựu tù nhân ở Anh Quốc, di cư đến Úc sinh sống. Thời bấy giờ, nước Úc là một thuộc địa của Vương quốc Anh.
Chế độ cai trị của mẫu quốc dẫn đến những mâu thuẫn và phản kháng trong tầng lớp lao động.
Người gốc Ireland, dù cũng là dân da trắng, nhưng chỉ được coi là “công dân hạng hai” so với giới quý tộc và trung lưu gốc Anh nắm giữ mọi quyền hành.
Lúc nhỏ, Ned Kelly đã mang tinh thần nổi loạn và sớm dính líu tới pháp luật từ năm 14 tuổi. Năm 1878, Ned từng bắn bị thương một cảnh sát khi người này đến nhà ông lùng bắt em trai của ông về tội ăn trộm ngựa.
Cùng năm, mẹ của Ned cũng bị bắt vì có liên quan đến một vụ giết người. Ned và em trai bỏ trốn và lập lên một nhóm có tên Kelly Gang chuyên đi cướp gia súc, cướp ngân hàng và thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật khác chống lại thực dân Anh.
Cảnh sát không thể bắt được Ned trong một thời gian dài. Nhưng cuối cùng Ned đã bị quân nổi dậy bắt và kết án treo cổ ở Melbourne, khi đó Ned 25 tuổi.
Tuy nhiên bất chấp việc sử sách ghi lại về Ned như một kẻ tội phạm ngoài vòng pháp luật, sau khi chết, tên tuổi của Ned đã được xây dựng lên giống như một huyền thoại mang tính dân gian của người dân nước Úc.
Rất nhiều sách báo, tài liệu, phim ảnh viết về Ned suốt hơn một thế kỷ qua.
Chân dung của Ned Kelly do họa sỹ Sidney Nolan vẽ thậm chí còn được trình chiếu tới khán giả toàn thế giới trong lễ khai mạc Olympic Sydney 2000.
Riêng điện ảnh đã có ba bộ phim làm về Ned Kelly. Bộ phim đầu tiên từ năm 1906, chỉ hơn 20 năm sau cái chết của ông
Và cũng từ đó, người dân ở miền nam nước Úc bắt đầu sáng tạo ra một hình xăm mô phỏng bức chân dung nghệ thuật của Ned và thi nhau xăm lên cơ thể của họ.
Ông Roger Bayard nhận thấy, những người mang hình xăm chân dung Ned Kelly hoặc một biểu tượng, một câu nói có liên quan đến tên tuổi của ông, mà nổi tiếng là câu nói trước khi Ned bị xử tử: “Đời là thế” (Such is life) thường có xu hướng tự tử cao hơn 2,7 lần so với những người mang các hình xăm bình thường khác.
Tất cả các nạn nhân đều là nam giới, trong độ tuổi trung bình từ 20 tới 67 và chết khi thọ trung bình 37 tuổi. Việc thực hiện nghiên cứu này cũng không quá phức tạp.
Tác giả dựa trên kết quả thống kê hơn 1000 ca tử vong ở Nam Úc năm 2010 theo hồ sơ của cơ quan pháp y tiểu bang. Theo đó, tỉ lệ chết “tự nhiên” là 50%, tự tử là 15%, bị giết hại (kể cả do tai nạn) là 1,3%.
So sánh tỉ lệ này với tỉ lệ tử vong của 20 trường hợp có hình xăm Ned Kelly, tác giả phát hiện thấy, chỉ có 15% (3 trường hợp) chết một cách “tự nhiên”, số còn lại chết vì tự tử chiếm 40% (8 trường hợp) hoặc bị giết chiếm 10% (7 trường hợp). Có 11 người trong số này liên quan đến sử dụng ma túy hoặc nghiện rượu.
Theo lý giải của học giả Bayard, đặc điểm nhân cách của Ned đã trở thành “linh hồn” cho hình xăm.
Bởi Ned là một người có xu hướng bạo lực, thích gây rối và chết sớm nên điều đó có thể đã ảnh hưởng tới những người thần tượng ông và chọn hình xăm là chân dung của ông.
Lời nguyền trả thù của xác ướp công chúa Altai
Ngày 31/7/1993, các nhà khảo cổ phát hiện xác ướp một phụ nữ trẻ tại khu vực núi Altai sát Mông Cổ và Trung Quốc. Người phụ nữ này được cho là xuất thân từ một gia tộc cao quý thuộc bộ tộc Pazyryks, một tộc người du mục sống vào khoảng thế kỷ IV – III tr.CN.
Phục dựng xác ướp công chúa băng tuyết. |
Qua nghiên cứu cho thấy, xác ướp mất qua đời ở độ tuổi 25 tuổi, có hình xăm trên 2 cánh tay, đeo thắt lưng đỏ tượng trưng cho chiến binh, mặc áo may bằng lụa, 2 tay nắm những cành cây tùng. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện xác của 6 con ngựa được chôn cùng xác ướp.
Cuối cùng, xác ướp được dự đoán là một vị công chúa của người Altai và các nhà khảo cổ đặt tên cho xác ướp là Công chúa băng tuyết hay Công chúa Altai. Theo truyền thuyết của người Altai, công chúa là một nữ tu sĩ và đã tự nguyện hy sinh để bảo vệ Trái đất khỏi những linh hồn ma quỷ. Thổ dân bản địa coi xác ướp 2.500 tuổi này chính là tổ tiên của mình.
Tuy vậy, người dân Altai cho rằng việc các nhà khoa học khai quật và đưa công chúa đi đã khiến thần linh nổi cơn thịnh nộ và trút giận xuống con người. Đây cũng được cho là nguyên nhân gây ra trận động đất 5,3 độ Richter vào ngày 31/7/2012.
Hình xăm còn rõ nét trên người “Công chúa Altai”. |
Trước đó, nhiều người không thèm để ý câu chuyện của người phi công điều khiển máy bay chở xác ướp tới thành phố. Anh này khẳng định có một trận động đất đã xảy ra vào ngày người ta đào xác ướp “Công chúa Altai” lên. Ngày 27/9/2003, cơn địa chấn lớn nhất trong hơn 70 năm với cường độ 6,6 độ Richter đã xảy ra nhưng người ta vẫn không nhận thấy bất kỳ mối liên hệ nào với lời nguyền của xác ướp “Công chúa Altai”.
Ngày 31/7/2012, khi một trận động đất làm rung chuyển cả dãy Altai, người ta mới bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của lời nguyền này.
Lúc này, dư luận lại càng xôn xao khi ông Vladimir Konchev – Bộ trưởng Bộ Văn hóa CH Altai gặp tai nạn và tử vong trên đường đưa xác ướp “Công chúa Altai” về quê nhà. Theo họ, đây chính là lời cảnh báo của xác ướp.
>Những hình xăm cổ đại mang lời nguyền chết chóc (Khám phá) - (Phunutoday) - Nếu bạn có ý định xăm mình, hãy tìm hiểu kỹ “lai lịch” về những hình xăm nhé, nếu không bạn sẽ “ tự chuốc họa” vào thân đó! |
>10 vạn câu hỏi vì sao đơn giản mà đến nay khoa học vẫn "bó tay" (Khám phá) - (Phunutoday) - Những câu hỏi ngẫu hứng tưởng như đơn giản vậy mà lâu nay vẫn làm đau đầu các nhà khoa học. |
>Rùng rợn những đường hầm nổi tiếng “bị ma ám” trên thế giới (Khám phá) - (Phunutoday) - Không ai biết thực hư về lời đồn có nhiều oan hồn chưa siêu thoát trấn giữ những đường hầm nổi tiếng thế giới. |
>Cái chết đầy bí ẩn với vết đen trên cổ của "thợ săn ma" Ấn Độ (Khám phá) - (Phunutoday) - Một nhà ngoại cảm hàng đầu của Ấn Độ đã chết một cách bí ẩn tại nhà riêng. |
>Người phụ nữ có sở thích ôm ấp và“lên giường” với xác chết cực dị (Khám phá) - (Phunutoday) - Nhìn gương mặt khá xinh đẹp của người phụ nữ này, ai mà ngờ cô ấy lại có sở thích "bệnh" như thế với xác chết. |
>Khám phá khách sạn lịch sử hơn 1.300 tuổi ở Nhật Bản (Khám phá) - (Phunutoday) - Khách sạn Nishiyama Onsen Keiunkan ở Yamanashi (Nhật Bản) được công nhận là khách sạn lâu đời nhất thế giới, do 52 thế hệ của một gia đình |
Tác giả: Thu