Hoàng đế thời xưa phải dậy từ lúc mấy giờ sáng?
Khi nhắc đến các vị hoàng đế, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến hình ảnh của một người đức cao vọng trọng, toàn dân phải e sợ; người có quyết định ảnh hưởng đến vận mệnh của quốc gia. Nhiều người biết rằng, vào buổi sáng, các vị hoàng đế sẽ lên triều để bàn về các vấn đề quan trọng với các quan. Tuy nhiên, không nhiều người biết chính xác để chuẩn bị cho các buổi thiết triều sớm như vậy, nhà vua phải dậy từ mấy giờ.
Theo Thanh sử cảo (tài liệu ghi chép về một ngày của một vị quân vương triều Thanh - Trung Quốc), ngay từ thưở thiếu niên, các hoàng tử sẽ phải tập thói quen dậy từ 4 giờ sáng để luyện võ, học cữ, tập cưỡi ngựa, bắn cung. Trong khi đó, các công tử con quan vẫn còn đang say giấc nồng.
Sau khi lên ngôi, hầu hết các vị vua đều duy trì lịch sinh hoạt như vậy. Chẳng hạn như hoàng đế Càn Long (1711-1799) vẫn dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị lên triều sớm. Sau khi thức dậy, nhà vua được các cung nữ chuẩn bị y phục chỉnh tề. Tiếp đến, nhà vau sẽ di chuyển đến Điện Thái Hỏa để bàn bạc công chuyện với các đại thần.
Các buổi thiết triều sẽ được hoãn khi có các sự kiện đặc biệt như hoàng đế bị bệnh, hoàng đế không ở trong cung, có quốc tang.
Nhìn chung, so với hoàng đế triều Minh, hoàng để triều Thanh "chuyên nghiệp" hơn hẳn. Ở triều Minh, các vị hoàng đế có thể mấy chục năm không dậy sớm, không thiết triều, thậm chí có người còn không biết mặt quan viên trong triều đình.
Một số hoạt động trong ngày của hoàng đế
Có nhiều thông tin khác nhau về các hoạt động trong ngày của hoàng đế nhà Thanh. Một số nơi cho rằng vào khoảng 8h sáng, nhà vua sẽ ăn một bữa sáng thịnh soạn. Theo ghi chép vào ngày mưới tháng năm năm Càng Long thứ 19, bữa sáng của hoàng đé có 9 món nóng (gồm gà hầm, tổ yến hấp thịt thái sợi, đậu hũ chưng, gà quay, thịt viên gói, thịt heo ướp muối, thịt nai nướng, gà nấu cung đình, canh suông); 4 món dưa muối (gồm cải muối, rau trộn, dưa chuột ngâm xì dầu, cải muối Tô Châu); 3 món chính (gồm cơm, bánh hấp, bánh màn thầu).
Ăn sáng xong, hoàng thượng xem các tấu chương được các quan trình lên và chỉ phê "trẫm đã xem". Các tấu chương này sau đó được đưa đến Sở Quân Cơ. Các đại thần ở đây cùng hoàng đến bắt đầu kiến khởi (tương tự như việc tổ chức hội nghị thảo luận ngày nay). Kiến khởi không có thời gian cụ thể, có thể kéo dài vài tiếng.
Khi kết thúc kiến khởi, hoàng đế dùng bữa trưa (thường là vảo khoảng 2-3 giờ chiều). Số lượng và chủng loại của các món ăn tương tự bữa sáng.
Các vị hoàng đế có khoảng 1 tiếng để nghỉ trưa.
Sau giờ nghỉ trưa, hoàng đế tiếp tục một ngày của mình bằng việc đọc sách, luyện thư pháp, xem các trò giải trí, triệu tập các học giả nổi tiếng để thảo luận hoặc gặp Thái Hậu, phi tử để tâm sự.
Bữa tối có thực đơn không quá khác biệt so với bữa sáng và bữa trưa nhưng lúc này hoàng đế có thể dùng thêm rượu. Thái giám sẽ giám sát để hoàng đế chỉ uống đến mức độ nhất định.
Để duy trì giờ giấc ăn ngủ cho hoàng đế, các vị phi tần được sắp xếp để thị tẩm ngay sau khi vua dùng xong bữa tối. Để tránh nhà vua chìm trong tửu sắc mà suy nhược cơ thể, việc thị tẩm chỉ được diễn ra trong vòng một nén hương (khoảng 30-40 phút).
Nhìn chung, một ngày của hoàng đế không hề tự do, thoải mái mà bị ràng buộc bởi các quy tắc nhất định.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Vị vua lên ngôi 2 lần, có 4 người con lần lượt làm vua: Có 4 bà vợ là người nước ngoài
-
Tỉnh nào ở Việt Nam không có biển, không có rừng cũng không có núi? Giáp ngay Hà Nội nhiều người không biết
-
Vận may tháng 8 dồi dào, 3 tuổi đi một bước có tiền, 2 bước có lộc liên miên
-
3 tuổi có lộc trời cho, trong mùa Vu Lan tiền của ồ ạt đổ về túi
-
Sau ngày 25/7: 3 tuổi Tiền - Tình rực rỡ, vét cạn lộc lá Thần Tài