Kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt không đều là một vấn đề thường thấy ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sự thất thường về chu kỳ kinh, lượng máu kinh, vô kinh hay hiện tượng rong kinh.
Tác hại của kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt khooing đều sẽ khiến nữ chị em cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Ngoài ra, kinh nguyệt không đều còn có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh vì thường căn nguyên gây nên tình trạng này là do mắc bệnh phụ khoa gây ra. Nếu kinh nguyệt không đều không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Hơn nữa, nếu gặp tình trạng kinh nguyệt không đều đi kèm ra máu nhiều, kéo dài, chảy máu giữa chu kỳ hoặc ra máu không theo chu kỳ thì sẽ rất dễ dẫn đến thiếu máu, xuất hiện đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim loạn, thở gấp… trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Với phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không đều do bị bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng nếu không nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh ác tính khác.
Những nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
Có một số nguyên nhân thường gặp gây rối loạn kinh nguyệt:
- Căng thẳng tâm lý: Tâm trạng bất ổn, căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc đều là yếu tố làm tuyến yên bị ức chế gây ra tình trạng trứng rụng không đều dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc 1 số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh…
- Chế độ ăn kém dinh dưỡng: Nhiều chị em ăn kiêng để giảm cân nhưng thực hiện sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị suy dinh dưỡng, giảm sự bài tiết hormone estrogen và phóng noãn gây kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó phụ nữ thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ cao rối loạn kinh nguyệt.
- Suy tuyến giáp: Gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone sinh sản prolactin do tuyến yên bài tiết gây mất kinh, kinh không đều
- Đa nang buồng trứng: Là nhiều nang trứng tồn tại trong buồng trứng. Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có triệu chứng kinh nguyệt ít, không đều, rong kinh.
Cách điều trị kinh nguyệt không đều bằng phương pháp tự nhiên
1. Gừng
Gừng có tác dụng điều chỉnh và cân bằng chu kinh rất tốt, ngoài ra nó còn có thể giúp giảm đau bụng kinh.
Cách dùng: Đun sôi một nửa thìa cà phê gừng giã tươi với một cốc nước trong 5-7 phút rồi bỏ thêm đường. Uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn; lặp lại trong vòng một tháng hoặc hơn.
2. Hoa hồng
Theo như đông y thì hoa hồng có tính nóng ấm có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả làm cho chu kì kinh nguyệt ổn định hơn giúp lượng máu kinh trở lại bình thường.
Chị em có thể lấy cánh hoa hồng phơi khô rồi sắc lấy nước uống hằng ngày để trị tắc kinh hoặc ngâm mình trong nước hoa hồng trừng 30 phút sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, sảng khoái giảm áp lực căng thẳng trong cuộc sống đồng thời hỗ trợ điều trị tắc kinh.
3. Hoa râm bụt
Hoa râm bụt có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, trị tắc kinh giúp chị em có kinh nguyệt ổn định bình thường. Để sử dụng cách này chị em chỉ cần lấy vỏ cây râm bụt với lá huyết dụ sắc lấy nước uống 2, 3 lần mỗi ngày. Với phương pháp uống vỏ hoa râm bụt điều trị tắc kinh này chị em nên kiên trì áp dụng trong vòng 1 tháng thì hiện tượng tắc kinh sẽ không còn.
4. Rau diếp cá
Cây rau diếp cá là sản phẩm dễ tìm bởi nó là một loại rau sống rất bổ dưỡng cho sức khỏe của con người mà nó cũng là một trong những vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị tắc kinh và rối loạn kinh nguyệt. Các bạn có thể lấy rau diếp cá tươi giã với ngải cứu lây nước uống hằng ngày hoặc ăn rau diếp cá thường xuyên để giúp điều hòa kinh nguyệt.
5. Quế
Cũng như gừng, quế được Đông Y tin dùng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, quế còn chứa chất hydroxychalcone giúp điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể và điều này được cho là có ảnh hưởng đến sự đều đặn của kinh nguyệt.
Cách dùng: Cho nửa thìa cà phê bột quế vào một cốc sữa rồi uống thường xuyên trong vòng vài tuần. Ngoài ra, bạn có thể ăn quế trực tiếp, uống trà quế hoặc sử dung quế vào các món ăn trong bữa.
6. Hạt vừng/mè hoặc thốt nốt
Hạt mè chứa rất nhiều các chất lignan giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, vì thế nó rất hữu ích trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Thêm nữa, chúng còn chứa các axit béo thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình sản xuất các loại hormone quan trọng. Thốt nốt cũng sẽ giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt do nó có tính ấm nóng.
Cách dùng: Rang một nắm hạt vừng sau đó nghiền nguyễn chúng cùng với một thìa cà phê đường thốt nốt. Ăn một thìa cà phê loại bột này mỗi ngày khi đói trong vài tháng. Lưu ý sử dụng hai tuần trước khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu.
Ngoài ra bạn có thể ăn trực tiếp một miếng đường thốt nốt. Tuyệt đối không dùng cách này khi kinh nguyệt đã bắt đầu diễn ra.
7. Cây lô hội
Cây lô hội giúp điều trị chứng kinh nguyệt không đều bằng cách điều chỉnh và cân bằng lượng hormone trong cơ thể của bạn.
Cách dùng: Chiết lấy chất chất keo tươi từ một lá lô hội rồi pha vào một muỗng cà phê mật ong. Không dùng
8. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chưa chín có tác dụng như một liều thuốc cho các chứng kinh nguyệt bất thường liên quan đến mãn kinh hoặc căng thẳng.
Cách dùng: Uống nước ép đu đủ xanh trong một vài tháng. Không được uống khi đang trong kỳ kinh nguyệt của bạn.
9. Nghệ
Là một loại thảo mộc có tính ấm nóng, nghệ cũng được xem là phương thuốc hữu ích trong việc điều tiết hormone và làm cân bằng kinh nguyệt. Do mang trong mình chất kích kinh, nghệ giúp kích thích máu kinh chảy.
Ngoài ra, nghệ còn sở hữu tính chống co thắt và chống viêm khiến nó trở thành trợ thủ làm giảm đau bụng kinh cực kỳ hiệu quả.
Cách dùng: Dùng một phần tư thìa cà phê nghệ với sữa, mật ong hoặc đường thốt nốt. Dùng hàng ngày trong vài tuần hoặc cho đến khi bạn thấy sự cải thiện rõ rệt.
Tác giả: