Im lặng là vàng, nhẫn nhịn là bạc, giúp người là đức, chịu thiệt là phú

( PHUNUTODAY ) - Phật dạy, giúp người chính là giúp mình, chấp nhận thua thiệt là một loại phúc, là người, đừng xem nặng được mất hơn thua, cũng đừng gian manh dối trá mà hãy sống chân thận với nhau.

 

Im lặng là vàng, nhẫn nhịn là bạc

Đường đời muôn nẻo, ít nhiều đều có chông gai. Cuộc sống muôn vị, cay đắng ngọt bùi, không có nỗi buồn thì chẳng có niềm vui. Vậy nên sống ở đời, có những lúc lực bất tòng tâm thì hãy tùy kỳ tự nhiên, ấy cũng là thuận với đạo làm người.

Mỗi người có một số phận riêng, thay vì ngó lên để so bì với những người hơn mình mà oán trách số phận không công bằng sao bạn không nhìn xuống để thấy rất nhiều người còn khổ nhục hơn ta.

Câu nói “đức thắng số” quả không sai, người kiên định, phúc đức chắc chắn hậu vận sẽ bình yên, thanh thản. Người mánh khóe, điêu ngoa sẽ gặp đủ gập ghềnh trong đời.

Khi nhận ra chân lý của chữ Nhẫn bạn sẽ hiểu được rằng, chịu thiệt chính là cách giúp bạn dưỡng đức, chịu nhẫn chính là cách để bạn dưỡng tâm. Lúc tâm đức tròn đầy bạn sẽ thấy đời thanh thản khi ta biết nhận lấy thua thiệt về mình.

Im lặng là vàng, nhẫn nại là bạc. Đôi co với người khác chỉ rước thêm phiền toái và khẩu nghiệp vào người. Thiếu kiên nhẫn sẽ làm bạn mất kiểm soát trước sóng gió, đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến đại sự.

Trong cuộc sống, ta nhìn người cũng phải nhìn mình, ta trách người thì phải hỏi tâm.

Cuộc sống là vở kịch, mà chúng ta là những diễn viên, luân hồi vạn kiếp, vai diễn đổi dời. Được mất hơn thua cũng như mây chiều, gió thoảng.

Không có tiền thì còn nghĩa, xóa đau thương để đổi lấy tình thương. Yêu và hận chỉ là trò đùa số phận, nhìn thấu rồi sẽ hết hận hết mê.

Có những lúc vì được mà vui, vì mất mà sầu, nhưng mất hay được cũng có gì khác biệt? Bởi thế nhân “được – mất” cân bằng, không có mất thì nào đâu có được?

Đời người chỉ nằm giữa hai chữ sinh và tử, cả quá trình là trả nợ cho nhau; ân oán hết thì đường ai nấy bước, gặp nhau rồi cũng bởi một chữ duyên.

Thế nên, xem nhẹ được mất ấy là người minh trí, gặp nhau rồi hãy sống thật với nhau. Đừng để một ngày kia cất bước, ngoảnh đầu nhìn để tiếc nuối cho nhau.

Giúp người chính là giúp mình

Giúp người không cầu báo đáp quý giá nhất ở chỗ vô tư, không cầu lợi. Nếu mỗi người khi làm ơn đều có thể suy nghĩ được điều này: “gặp người đang bị khốn cùng thì sẵn sàng ra tay cứu giúp và sau đó không quan tâm rằng liệu người mà họ giúp có thể hoàn trả lại cho họ hay không, trong lòng hoàn toàn thanh thản, không oán giận, không hối tiếc”. Nếu có thể làm được như vậy, thì người ấy đã tích được đại đức và trong tương lai người ấy chắc chắn sẽ nhận được phúc báo vô cùng to lớn.

Làm việc tốt mà không mong cầu báo đáp là một hành động nhân đức của người có đạo đức cao thượng. Nhưng có mất ắt sẽ có được. Đó là chân sống. Lòng tốt chân chính và sự từ bi sẽ tỏa sáng theo năm tháng và không bị phai mờ bởi thời gian.

Chấp nhận thua thiệt là một loại phúc

Con người hiện đại chúng ta càng ngày càng rời xa những giá trị đạo đức làm người, coi trọng những lợi ích của cá nhân, lợi ích trước mắt mà quên đi điều gì mới là quan trọng nhất trong cuộc đời. Và chúng ta thường cho rằng thật thà là bị thiệt. Vì thế mà người ta đánh đồng người thật thà là ngu ngốc. Nhưng sâu thẳm trong lòng, tất cả chúng ta đều khao khát bản thân mình có thể được sống trong một xã hội mà ai ai cũng thật thà, chân thành, không có người mưu hại người khác để làm lợi cho bản thân mình.

Mặc dù ai cũng mong muốn như thế, nhưng lại không ai nguyện ý chịu thiệt một chút. Cho nên, cuối cùng ai ai cũng oán trách xã hội không còn thành thật và tin cậy, không còn đạo đức và chính nghĩa gì nữa.

Tác giả:

Tin nên đọc