Thẻ BHYT là gì?
BHYT chính là loại hình bảo hiểm toàn dân do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp cho người dân của mình. Khi tham gia BHYT người dân có thể được chi trả toàn bộ hoặc một phần tiền khám chữa bệnh giúp giảm tải những áp lực về mặt kinh tế cho người dân khi không may bị đau ốm, suy giảm sức khỏe, hoặc chảy mang bị tai nạn bất ngờ.... Nếu như trước đây khi đi khám bệnh dùng BHYT đòi hỏi rất nhiều giấy tờ thì nay bạn hoàn toàn có thể dùng cách này để khám chữa bệnh nhanh chóng dễ dàng.
3 cách khám chữa bệnh không cần mang BHYT bản cứng
1. Sử dụng căn cước công dân gắn chíp thay thẻ BHYT giấy
Theo đó, tại Công văn 931/BYT-BH đã cho phép người dân dùng căn cước công dân gắn chíp thay thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh, cụ thể như sau:
- Trường hợp khi kiểm tra căn cước công dân gắn chíp (quét mã QR code) đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi khám chữa bệnh BHYT kể từ lần sau bằng căn cước công dân gắn chíp;
- Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên căn cước công dân gắn chíp chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh).
2. Sử dụng ứng dụng VNeID thay thẻ BHYT giấy
Theo Công văn 1101/BCA-QLHC, để sử dụng ứng dụng VNeID thay thẻ BHYT giấy, người dân thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Công dân đăng nhập vào ứng dụng VNelD bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 và bật chức năng “Xác minh ứng dụng qua QR code” trong mục “Cá nhân”.
- Bước 2: Công dân quay lại “Trang chủ” để tạo QR code định danh điện tử.
- Bước 3: Cán bộ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện đăng nhập vào ứng dụng VNelD bằng tài khoản định danh điện tử mức 2;
Sau đó thực hiện quét mã QR của công dân ở Bước 2 để xác định ứng dụng VNelD của công dân là thật hay giả. Kết quả hiển thị trên màn hình ngay sau khi quét mã QR.
- Bước 4: Sau khi chứng minh ứng dụng VNelD của mình là ứng dụng do Bộ Công an phát triển, công dân có thể sử dụng chức năng hiển thị thẻ BHYT đã tích hợp của mình trong mục “Ví, giấy tờ” để xuất trình cho nơi khám chữa bệnh.
3. Sử dụng ứng dụng VssID thay thẻ BHYT giấy
Tại Công văn 1493/BHXH-CSYT người dân được sử dụng ứng dụng VssID thay thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh, cụ thể:
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 4316/BYT-BH ngày 27/5/2021 về việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng Vss-ID để đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp Sở Y tế để chỉ đạo cơ sở KCB triển khai thực hiện, có văn bản gửi cơ sở KCB BHYT thống nhất một số nội dung sau:
- Từ 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy;
- Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID (trường hợp cơ sở không có đầu đọc).
Tác giả: Min Min
-
Năm 2024, đất chưa có sổ đỏ có cho thuê được không? Người dân cần rõ
-
Từ 15/5: 3 đối tượng bị khóa Sim thu hồi số thuê bao điện thoại, người dân nên biết kẻo thiệt thòi
-
8 ứng dụng trên điện thoại cực kỳ ngốn pin: Đặc biệt số 2 ai cũng tải
-
6 đối tượng khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%, là ai?
-
Các cụ dặn "Nhất gái thở dài, nhì trai nằm sấp" chọn vợ, chọn chồng phải tránh xa: Tại sao?