Nguyên tắc 1: Đừng can thiệp quá sâu
Nhiều khi, một số người chỉ không muốn thấy anh chị em của mình bị lấn lướt, bắt nạt và đã tìm nhiều cách để bảo vệ các anh chị em của mình. Tuy nhiên, hành động này có thể có những phải ứng ngược không mong muốn, nhiều khi anh chị em mình lại không hề thích cái sự bảo vệ đó.
Thực sự, trong cuộc đời này, vợ chồng được gọi là gia đình thì họ sẽ phải tự học cách thích ứng, và cuộc sống hôn nhân tốt đẹp là khi họ thảo luận mọi việc với nhau. Nếu bạn không coi mình như một người ngoài cuộc thì chắc chắn cuối cùng bạn sẽ trở thành một người lạ từ trong ra ngoài.
Chỉ khi anh chị em của bạn chân thành yêu cầu bạn tư vấn cho cuộc hôn nhân của họ hoặc nhờ vả để giải quyết các vấn đề trong hôn nhân, bạn mới đưa ra những gợi ý thích hợp, nhưng bạn tuyệt đối không được đưa ra quyết định thay cho anh chị em của mình. Việc đưa ra quyết định thay người khác sẽ dẫn đến những bất bình và khiến cho mối quan hệ không tốt giữa anh chị em được nảy sinh.
Nguyên tắc 2: Đừng quá gánh vác việc của anh chị em của mình
Anh chị em chính là máu mủ và sau này sẽ là họ hàng. Tuy nhiên, dù được kết nối bằng huyết thống nhưng không có nghĩa là không có ranh giới. Một sự đóng góp hào phóng vô điều kiện, bất kể là ta đưa nó cho ai, kết quả chắc chắn sẽ là sự ỷ lại, phản bội.
Có người quen gọi anh chị em của họ là người thân, thực ra chính người nằm bên gối và con cái mới là người thân thực sự của họ. Anh chị em dù có quan hệ huyết thống nhưng lại sẽ thuộc về những gia đình khác nhau. Sau này, họ chỉ là họ hàng thân thiết nhất nhưng chắc chắn vẫn có những ngăn cách nhất định. Chính vì thế, nếu không coi mình như người ngoài và cứ xông pha gánh vác mọi việc của anh chị em sẽ khiến cho ta đau khổ lâu dài. Khi bạn bỏ bê gia đình vì các anh chị em của mình thì chính tất cả những thành viên quan trọng trong gia đình nhỏ bé của bạn mới là người đau khổ. Để tốt cho tất cả, hãy dè dặt về sự cống hiến của bạn cho những anh chị em của mình, đồng thời cũng cần điều chỉnh tâm lý để không trở thành người ngoài cuộc.
Nguyên tắc 3: Đừng bao giờ tỏ ra cuộc sống của mình tốt hơn thế nào
Trong thực tế, chắc hẳn không khó thấy rằng cảm giác ưu việt gặp cảm giác thấp kém sẽ là khởi đầu cho tình thế đôi bên cùng thua.Giữa các anh chị em, nếu không muốn mất đi chút nhân tính cuối cùng thì hãy nên nhớ: Đừng thách thức sự mặc cảm tự ti của anh chị em bằng những hưng cảm ưu việt của mình.
Tốt nhất, đừng thể hiện sự vượt trội của mình trước mặt các anh chị em, đó chính là sự tử tế chân thành nhất mà bạn có thể làm được cho mối quan hệ anh chị em của mình. Mối quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình cũng giống như những mối quan hệ xã hội khác, mọi hoạt động, tương tác cần phải tuân theo những quy luật của bản chất con người và cần nhìn được bản chất của mối quan hệ từ thực tế.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Gia đình thịnh vượng trước tiên cần có 3 điều này: Xem gia đình mình có không?
-
Tổ Tiên dặn kỹ: "6 người này vào nhà, tài lộc nhiều đến mấy cũng trôi hết", đó là những ai
-
5 điều sẽ giúp bạn minh bạch về vận mệnh của chính mình, từ đó bước vào mùa bội thu
-
Một ''con át chủ bài'' tốt nhất trong kiếp người, nhất định bạn phải có
-
Tại sao khi càng lớn tuổi người ta càng tin vào tâm linh hơn? Bạn có thế không, cha mẹ bạn có thế không?