Khi ly hôn, đa số mọi người đều biết rằng tài sản chung của vợ và chồng trong giai đoạn hôn nhân sẽ được chia theo quy định hoặc theo thỏa thuận. Tuy nhiên, theo Luật Hôn nhân và gia đình, có một số tài sản nhất định sẽ không cần phải chia.
Khi vợ chồng ly hôn, 9 loại tài sản không phải chia đôi
Nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được về việc phân chia tài sản, trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn, hai bên có thể nhờ Tòa án thực hiện việc này.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các quy định pháp luật khác liên quan, vợ và chồng bình đằng với nhau về quyền và nghĩa vụ với tài sản chung trong việc tạo lập, sở hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này. Việc này không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Khi ly hôn, vợ và chồng có thể lựa chọn một trong hai hình thức phân chia tài sản là tự thỏa thuận hoặc chia tài sản theo luật định.
Việc phân chia tài sản khi ly hôn chỉ được áp dụng đối với tài sản chung của vợ chồng khi có yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai. Đây là quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Bên cạnh đó, 09 loại tài sản riêng của vợ chồng được quy định theo Luật Hôn nhân và gia đình, Nghị định 126/2014/NĐ-CP sẽ không áp dụng việc phân chia tài sản khi thực hiện thủ tục ly hôn. Cụ thể như sau:
- Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định 6 loại tài sản riêng của vợ chồng không phải phân chia khi ly hôn:
- Tài sản riêng của mỗi người có trước khi kết hôn;
- Tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
- Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định 3 loại tài sản riêng khác không phải phân chia khi ly hôn gồm:
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Lưu ý, khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định, với những tài sản riêng được nêu ở trên, nếu vợ và chồng quyết định nhập vào tài sản chung thì chúng vẫn được phân chia theo thỏa thuận hoặc theo luật định khi làm thủ tục ly hôn.
Tài sản như thế nào được coi là tài sản chung của vợ chồng?
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, tài sản chung của vợ chồng gồm những tài sản như sau:
- Những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do các hoạt động lao động, kinh doanh, sản xuất trong thời kỳ hôn nhân; lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng. Lưu ý, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Thu nhập khác có thể là khoản tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiến trúng thưởng xổ số; tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật với vật bị đánh rơi, vật bị bỏ quên, vật bị chìm đắn, vật bị chôn giấy, vật nuôi dưới nước, gia súc, gia cầm bị thất lạc.
- Tài sản vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;
- Các tài sản khác mà vợ, chồng cùng thỏa thuận đó là tài sản chung trong hôn nhân.
Tác giả: Nguyệt Tú
-
Kể từ 1/7/2025: Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu tiền?
-
3 cuộc gọi lừa đảo ai gặp phải nhớ tắt máy ngay, cố nghe tài khoản bay màu
-
Có tiền gửi tiết kiệm: Đừng vội gửi 6 tháng hay 1 năm, làm ngay cách này dù ít vẫn hưởng lãi suất cao
-
2025 thay đổi hạn mức rút tiền qua thẻ ATM: Mỗi ngày người dân được rút tối đa bao nhiêu tiền?
-
Điện thoại có chế độ ít người biết: Bật lên chặn cuộc gọi của mọi số lạ, chẳng lo bị lừa đảo