Năm 2025, cột mốc đáng nhớ với Tuvalu vì lần đầu tiên có cây ATM
Ngày 15/4/2025 lần đầu tiên trong lịch sử các cây ATM được hoạt động tại Tuvalu – quốc đảo nhỏ bé và biệt lập giữa Thái Bình Dương. Không chỉ là sự kiện mang tính biểu tượng về công nghệ tài chính, đây còn là tín hiệu tích cực mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho hơn 11.000 người dân Tuvalu.
Tuvalu nhỏ bé nằm giữa hai cường quốc là Úc và Hawaii, với diện tích chỉ vỏn vẹn 26 km² với 9 đảo san hô nhỏ. Do địa lý biệt lập, từ trước đến nay mọi giao dịch tại Tuvalu – từ mua bán của người dân đến chi tiêu của du khách – đều được thực hiện bằng tiền mặt. Chính vì vậy, sự xuất hiện của cây ATM đầu tiên được đánh giá là bước tiến mang tính lịch sử và đột phá đối với hệ thống tài chính của quốc gia này.
Trong sự kiện khánh thành này diễn ra tại đảo chính Funafuti đã có sự góp mặt của Thủ tướng Feleti Teo cùng các lãnh đạo cấp cao. Ông gọi đây là “bước ngoặt lớn trong hành trình hiện đại hóa hệ thống tài chính quốc gia”. Không khí lễ hội được tổ chức long trọng, trong đó có cả màn cắt bánh kem socola khổng lồ để mừng sự kiện ý nghĩa này.
Hệ thống máy ATM do Ngân hàng Quốc gia Tuvalu vận hành, với sự hỗ trợ thiết kế từ Pacific Technology Limited – công ty công nghệ tài chính hoạt động tại khu vực. Theo ông Nisar Ali, đại diện của Pacific Technology, việc triển khai hệ thống ATM sẽ phá vỡ các rào cản tài chính, giúp người dân Tuvalu dễ dàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng một cách hiện đại, tiện lợi và an toàn hơn trước.
Tuvalu một quốc gia biệt lập và nhiều điều lạ lẫm
Hạ tầng của Tuvalu còn nhiều hạn chế. Cả quốc gia chỉ có 1 sân bay duy nhất tại Funafuti, vài chuyến bay từ Fiji mỗi tuần và hoàn toàn không có tuyến bay nội địa. Người dân vẫn dùng hệ thống phà là phương tiện duy nhất giúp kết nối các đảo. Mỗi khi không có chuyến bay, đường băng sân bay thậm chí còn được người dân sử dụng làm nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng như bóng đá và bóng bầu dục.
Không chỉ biệt lập về địa lý, Tuvalu còn là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Với điểm cao nhất chỉ 4,5 mét so với mực nước biển, hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn đang trực tiếp đe dọa đất nông nghiệp cũng như cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây.
Tuvalu từng khiến thế giới xúc động khi vào năm 2021, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Simon Kofe phát biểu tại hội nghị COP26 trong tư thế đứng giữa biển, nhằm gửi đi thông điệp khẩn cấp về tình trạng mong manh mà quốc đảo này đang đối mặt.
Trong hoàn cảnh chịu nhiều thách thức về khí hậu, kinh tế và giao thông, việc đưa ATM vào vận hành không chỉ là bước đi công nghệ, mà còn thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ Tuvalu trong việc hội nhập, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Dù chỉ là một bước tiến nhỏ, nhưng trong một quốc gia nhỏ bé và dễ tổn thương như Tuvalu, nó mang lại niềm hy vọng lớn – không chỉ cho hiện tại mà còn cho tương lai của quốc đảo giữa đại dương.
Cây ATM rút tiền đầu tiên ra đời năm nào ở đâu?
Chiếc máy ATM đầu tiên trên thế giới được lắp đặt vào ngày 27/6/1967 tại một chi nhánh của ngân hàng Barclays ở Enfield, phía Bắc thủ đô London, Anh. ATM được phát minh bởi John Shepherd-Barron. Ông phát minh ra máy này nhờ thời gian hoạt động giới hạn của các ngân hàng vào thời điểm đó và trong một lần đến muộn khi ngân hàng đã đóng cửa.
Ông từng nghĩ tới máy rút chocolate nhưng sau đó thay bằng máy rút tiền mặt. Nam diễn viên người Reg Varney là người đầu tiên rút tiền từ chiếc máy lịch sử này. Vào thời gian đó, các khách hàng phải đặt một tấm phiếu giao dịch vào khay của máy ATM để rút tối đa 10 bảng Anh/lần.
Năm 2017 để kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của chiếc máy ATM đầu tiên, ngân hàng Barclays đã phủ vàng toàn bộ chiếc máy này tại chi nhánh Enfield. Ngoài ra, một tấm bảng kỷ niệm và thảm đỏ cho người đến rút tiền cũng được bị thêm cạnh đó.
Cây ATM hiện nay đã dần biến mất
Khi mới ra đời, cây ATM được cho là phát minh tối quan trọng để tránh việc lo lắng giờ đóng cửa của ngân hàng. Nhưng sau 50 năm cây ATM đã giảm dần bởi nhu cầu chuyển sang giao dịch số, giảm tiền mặt.
Tại nhiều quốc gia số lượng máy ATM đang giảm dần. Năm 2018, toàn thế giới có khoảng 3,24 triệu máy ATM thì đã giảm 1% so với năm 2017. Năm 2021 số lượng máy ATM còn khoảng 3,1 triệu máy và hiện đang tiếp tục giảm.
Trong khi xu hướng thế giới đang giảm dần hoạt động máy ATM vì chuyển sang giao dịch số hóa thì Tuvalu lần đầu tiên mới có máy ATM. Bạn nghĩ sao về điều này, và hiện nay bạn còn thường xuyên ra cây ATM rút tiền nữa không?
Tác giả: Như Bình
-
Người xưa dùng gối gỗ, gối sứ rất cứng: Ngủ như vậy có lợi ích gì? Có bị đau đầu, đau cổ không?
-
Top 3 tuổi là "Con Vàng Con Bạc" được Thần Tài che chở, càng cuối năm càng giàu, Phước Tựa Đông Hải
-
Từ 1/5: 3 con giáp Giàu Có Hơn Thần Tài, tiền tài hội tụ tứ phía
-
Top 5 bí ẩn lịch sử vẫn còn để lại nhiều day dứt đến ngày nay
-
Đức Ông Thương 100 ngày tới: 2 tuổi vượng khí đề huề, 2 tuổi Tiền đẻ ra Tiền