Làm người cần có tầm nhìn, làm việc cần có “mánh khóe”: Làm tốt 9 điều này cuộc đời sẽ thành nhiều hơn bại

( PHUNUTODAY ) - Quan lớn không bằng trí lớn, trí lớn không bằng lương cao, lương cao không bằng thọ lâu, thọ lâu không bằng vui vẻ, không sợ đãi ngộ thấp, chỉ sợ mệnh đoản, không sợ kiếm được ít tiền, chỉ sợ ra đi quá sớm.

Tả Tông Đường, một danh tướng nổi tiếng cuối triều đại nhà Thanh, từng được gọi là “Gia Cát Lượng”. Trong thời gian còn làm quan, ông đã từng chiến đấu với Thái Bình Thiên Quốc, dành được một lãnh thổ rộng lớn ở Tân Cương, đồng thời tiến cử một số hoạt động của Tây phương, điều này có tác động sâu sắc đến Trung Quốc thời nay.

Trong suốt cuộc đời của mình, Tả Tông Đường không phải là người lương thiện dễ mềm lòng, cũng không phải là người tâm địa ác độc, thủ đoạn xấu xa. Ông ấy là một người có “tầm nhìn” và “mánh khóe” riêng. Trong giao tiếp với mọi người, ông luôn co được giãn được, và cũng chưa từng thất bại

Tả Tông Đường từng nhắc đến một bài thơ ở Giang Tô. Đó cũng là bức tranh tả thực về cách sống của ông. Là 6 quan điểm minh họa cho sự khôn ngoan của con người:

1.Ước mơ cao

Vương Dương Minh, một bậc thầy về tâm lý học đã từng nói rằng: “Mỗi người cần có chí hướng, và quyết tâm cao để hoàn thành nó.”

Có nhiều người thường không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Thay vì như vậy, bạn hãy quyết tâm phấn đấu làm cho mình trở nên mạnh mẽ hơn.

Với một “tham vọng” cao cả và sức chiến đấu bền bỉ, bạn sẽ thay đổi bản thân và khám phá ra được nhiều tiềm năng của bản thân hơn.

2.Kết duyên lành

Dù là làm người hay làm việc, không nên kiêu căng, tự phụ, hiểu cách kết giao. Tuy nhiên, cũng không cần nịnh nọt người khác để leo cao.

Biết lắng nghe ý kiến người xung quanh, biết nhìn nhận khiếm khuyết của chính mình.

3.Sống giản dị

Không ganh đua, hơn thua hay yêu cầu quá nhiều, bởi nếu chìm đắm trong điều kiện vật chất dồi dào, rất dễ khiến con người ta đắm chìm, lạc lối.

4.Nhìn xa trông rộng

Khi nghĩ về một vấn đề, nhìn sự việc nên nhìn xa một chút. Không được tự lừa mình dối người, vì lợi ích trước mắt mà đánh mất chính mình cũng như những gì mình đang có.

Đồng thời, làm việc gì cũng nên nhìn xa trông rộng, bởi chúng ta “gieo nhân” thế nào, tương lai sẽ gặt được “thành quả” thế ấy.

5.Tâm bình yên

Đương nhiên, có đôi khi nếu đứng càng xa càng không nhìn thấy rõ bản chất sự việc. Khi bạn đạt đến vị trí nhất định, bạn thường bỏ qua một vài cơ hội nằm lẫn trong các việc nhỏ. Mà chìa khóa của sự thành công lại thường nằm trong các việc nhỏ đó.

Do đó, chúng ta phải biết cách ổn định tâm lý, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống.

Người trưởng thành gặp khó khăn không nóng nảy, không sợ hãi, bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân rồi đưa ra hướng giải quyết.

Khó khăn, chỉ đến trong một thời điểm, mà không phải kéo dài suốt cả đời.

Nên nhớ, ngày tâm ta an, sóng gió sẽ tan thôi.

6.Suy nghĩ tích cực

 Cuộc sống không bao giờ là một tấm thảm đầy hoa và êm ái mà lẫn trong đó là những chiếc gai nhọn. Có những lúc bạn không tránh khỏi những khó khăn, thất bại cay đắng. Vào những thời điểm như vậy, hãy luôn biết cách nhìn nhận vào mặt tốt của vấn đề, nhận ra ưu điểm của chính mình và có niềm tin vào cuộc sống. Chỉ khi bạn có lòng tin ở bản thân mình thì mới có động lực để phấn đấu và nỗ lực. Chắc chắn thành công luôn ở phía trước bạn, hãy đi tìm chúng nếu bạn thực sự đam mê.

 7.Sáng tạo

 Người thành công không bao giờ bước đi trên con đường đã được lập trình sẵn. Họ luôn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ và khẳng định tài năng của chính mình. Bởi vậy, nếu không có sự sáng tạo thì bạn sẽ mãi không có bước tiến mới, những đột phá trên con đường đi đến thành công. Vì thế, hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc của bạn và cho cả xã hội.

8.Không bằng lòng với những điều đã đạt được

 Đạt được thành công không phải là tất cả. Với những người này, họ luôn muốn vươn tới những đỉnh cao mới, những mục tiêu lớn lao hơn. Chính vì vậy, nếu chỉ biết hài lòng với vị trí của mình, bạn sẽ bỏ qua cơ hội, làm cản trở việc học hỏi và phát triển của chính mình. Hãy phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực, không ngừng học hỏi để tạo ra những thành công lớn hơn.

Biết thừa nhận sai lầm

Người thành công không bao giờ ngụy biện hay đổ lỗi cho sai lầm của mình. Họ thừa nhận thất bại, học hỏi từ những sai lầm và cố gắng khắc phục nó để không bao giờ mắc phải những điều tương tự. Điều này cũng cho thấy họ luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, rút ra bài học cho sự thành công trong tương lai.

Tác giả:

Tin nên đọc