Gặp chuyện, "mềm miệng"
Cổ nhân dạy không hề sai: Người ngông cuồng sớm muộn ắt cũng gặp họa. Vậy nên khi có tranh chấp với ai đó, hãy "mềm" miệng lại 1 chút để chuyện to hóa nhỏ và không ảnh hưởng đến hòa khí.
"Mềm miệng" ở đây không có ý nghĩa yếu đuối mà nó thể hiện sự khoan dung, rộng lượng và hiểu biết. Người ngỗ ngược dễ bị người khác ghen ghét và dễ làm tổn hại đến chính bản thân.
Phật gia thường nói: khi một người điên cuồng ngang ngược, là khi tai nạn ập đến.
Vì vậy, gặp việc gì đó, "mềm miệng" lại một chút, bình tĩnh lại một chút, tâm thái này sẽ là một viên kim cương lát đường trên đường đời của bạn, khiến bạn mỗi bước một cao.
Gặp lợi, "mềm tay"
Cách hành xử của con người khi đối mặt với lợi ích sẽ thể hiện rõ tính cách của người ấy. Lợi ích chính là tấm gương phản ánh cái tâm và cái tầm của mỗi người.
Tục ngữ nói: bất nghĩa chi tài, thiết bất khả thủ (những đồng tiền, tài sản bất nghĩa sẽ chẳng tồn tại được dài lâu)
Những cái "lợi" đến từ sự tham lam, vơ vét, bạn cứ tiêu cứ tiêu rồi sẽ có ngày xảy ra chuyện,
Những cái "lợi" đến từ việc lừa gạt người khác, đến cuối cùng sẽ khiến bạn mất đi cái tự do làm người.
Làm người, nên biết việc gì nên làm, việc gì không nên, việc gì nên làm đến mức độ nào!
Gặp người, "mềm tâm"
Đối nhân xử thế "mềm" một chút, sẽ dễ dàng có được những mối quan hệ tốt đẹp.
Tục ngữ nói: nhân chi vi thiện, phúc tuy mạc chí, họa dĩ viễn ly (người ở hiền, phúc dù chưa tới nhưng họa cũng tránh được xa)
Làm người, khiêm tốn một chút, không hề sai; làm người, lượng thiện một chút, lại càng không sai.
Một người cho dù là thông minh bao nhiêu đi nữa, có năng lực lớn đến đâu đi nữa, điều kiện hoàn cảnh tốt đến mức nào đi nữa, nhưng nếu không hiểu được đạo lý làm người thì nhân phẩm, phẩm giá sẽ rất kém. Như vậy, sự nghiệp của người ấy sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Chỉ có làm người trước thì mới có thể làm thành được việc đại sự, đây vừa là đạo lý, vừa là lời giáo huấn của người xưa.
Tác giả: