Trên ban thờ trong một gia đình, thường thờ những ai?
Tài lộc của mỗi người thường được chia ra các nguồn sau: Lộc từ gia tiên (phần mộ, nhà thờ họ, thờ chi); lộc từ đất (nhà đang ở và thờ cúng tại đất đó); lộc từ bản mệnh; lộc từ người hợp mệnh; ngoài ra còn có lộc từ Thiên, Phật, Thánh. Đó là lý do để giải thích rằng nhiều người không có học vấn, không giỏi mà vẫn giàu là ăn lộc từ Thờ cúng và phần âm.
Từ đó, người xưa quan niệm rằng trong việc thờ cúng cũng như bài trí bàn thờ gia tiên có thể chia làm 3 cấp bậc dưới đây:
Phật: Nhiều gia đình vẫn thờ Phật để cầu mong sự bình an đến với gia chủ, hóa giải mọi tai ương, hướng về cõi Niết bàn.
Thần: Bao gồm các vị thần giúp cho mỗi gia đình được yên ổn như: thổ công, long mạch, thần tài lộc, tiền chủ hậu chủ...
Gia tiên tiền tổ: Chính là những người đã khuất trong dòng họ, gia tộc của mình sẽ giúp phù hộ độ trì mọi mặt cuộc sống. Vì vậy để việc thờ phụng được trọn vẹn, mỗi gia đình nên có ít nhất 2 ban thờ.
Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương?
Với một gia đình thông thường thì việc thờ cúng Các Quan là: Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch, Táo Quân, Thần Đất, Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần, Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần. Sau đó là thờ Gia tiên tiền tổ cụ kỵ ông bà và Bà cô, Ông mãnh, cô cậu, huyền cô, huyền cậu của dòng họ…
Vì thế, hai ban thờ trong một gia đình gồm có: Ban thờ Phật có một bát hương. Ban thờ còn lại có thể thờ chung Thần và gia tiên nhưng lại phải có 3 bát hương.
Bát ở giữa, to nhất, cao nhất là thờ các quan. Bát bên phải, khi đứng nhìn vào ban thờ, là thờ Gia tiên tiền tổ cụ kỵ ông bà. Bát bên trái, khi đứng nhìn vào ban thờ, là thờ Bà cô, ông mãnh, cô cậu, huyền cô, huyền cậu.
Dù đã tìm ra câu trả lời là bàn thờ gia tiên có mấy bát hương vẫn có người phân vân rằng, nếu nhiều gia đình chỉ thờ chung các vị ở trên vào có một bát, nhiều nhà là con thứ cũng chỉ thờ có một bát hương các Quan Thần Linh có đúng không?
Ban thờ tốt nhất cho một nhà là nên đủ 3 bát hương. Vì trong những ngày tết, giỗ, mùng một ngày rằm, khi cúng, chúng ta đều mời đầy đủ các vị về, mà bát hương là nơi để các vị ngự, nếu đặt chung một bát hương có nghĩa là các vị phải ngự chung một bát hương là không đúng ngôi thứ, chồng lấn lên nhau.
Bát hương của các Quan thì Gia tiên không thể ngự cùng, nếu chỉ đặt một bát hương thì Gia tiên về không có chỗ ngự, không có chỗ ngự thì con cháu xin lộc, xin công danh, xin bình an… thì gia tiên cũng không cho. Là con thứ cũng như con trưởng, đều được gia tiên cho lộc, nếu nghĩ là con thứ mà không đặt đủ bát hương để các cụ về ngự thì làm sao các cụ phù hộ cho?
Ban thờ Phật gồm một bát hương, ban thờ còn lại có thể thờ chung thần và gia tiên nhưng lại phải có 3 bát hương. Ngoài bát hương thần linh và gia tiên, bạn cần có thêm bát hương riêng cho bà cô tổ - đây chính là người đại diện giữa thần linh và gia tiên của mỗi gia đình.
Đặt bát hương như thế nào cho đúng?
Đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức.
Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Tác giả: