Lau dọn khu ban thờ
Đối với người Việt, ban thờ luôn là nơi linh thiêng, tôn kính nhất trong mỗi gia đình. Vì vậy, vào dịp cuối năm, gia chủ thường rất chú trọng việc dọn dẹp ban thờ.
Tại khu vực này, khi lau chùi tránh dùng khăn lau cũ bẩn, thay vào đó là dùng loại khăn mới và sạch sẽ. Ngoài ra, có thể dùng khăn giấy ướt lau sạch bụi bặm trên ban thờ và các bức tượng hay di ảnh đặt để thờ cúng.
Chú ý, ảnh hoặc tượng trên ban thờ cũng nên hạn chế di chuyển. Riêng công việc tỉa chân nhang cuối năm, gia chủ có thể đốt hết phần chân nhang của năm cũ khi cúng vào ngày 30 tháng Chạp.
Làm lễ trước khi đặt bài vị tổ tiên cùng bát hương về vị trí cũ
Để cẩn thận, người ta thường làm lễ. Cách thức như sau, dùng 7 tờ tiền vàng đốt và làm dấu hơ ở 4 hướng trên dưới trái phải ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.
Sau đó, đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương thần Phật tổ tiên, sau đó mới đặt các đồ vào đúng chỗ.
Cuối cùng là cắm 12 que hương theo thứ tự hướng thời gian: Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc "niên niên thị hảo niên", tức mỗi năm đều là năm tốt.
Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc "nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt", tức mỗi tháng đều là tháng tốt. Que thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc "nhật nhật thị hảo nhật", tức mỗi ngày đều là ngày tốt. Que thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc "thời thời vị hảo thời", tức mỗi giờ đều là giờ tốt.
Cứ như vậy cho đến khi cắm hết 12 que hương. Trên đây là những lưu ý cơ bản để mọi người có thể lau dọn bàn thờ đúng cách mỗi dịp cuối năm.
Tác giả: