Loại chim này được gọi là chim hồng hạc bởi toàn thân chúng có màu hồng. Đây là 1 trong những loài chim đặc biệt trên thế giới và vô cùng thu hút bởi dáng chân cao, lông hồng hoặc đỏ rực. Hơn nữa loài chim này có những hành vi đặc tính sinh sống mang tính biểu tượng cao cho tình yêu, sự trung thành và gia đình.
Nguồn gốc và môi trường sống của chim hồng hạc
Chim hồng hạc có mặt trên Trái Đất từ khoảng 40 triệu năm trước và hiện đang phân bố chủ yếu ở các vùng đầm lầy, hồ nước mặn tại châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng sinh sống theo đàn và thường tập trung tại các khu vực nước nông – nơi giàu nguồn thức ăn tự nhiên.
Loài chim này sở hữu đôi chân dài, chiếc cổ mảnh mai uốn cong duyên dáng cùng chiếc mỏ đặc biệt – phần dưới lớn hơn phần trên và cong hướng xuống. Chính nhờ cấu trúc mỏ này, hồng hạc có thể kiếm ăn bằng phương pháp lọc ngược, giúp chúng hút và lọc tảo, tôm, côn trùng nhỏ trong nước hiệu quả.
Chim hồng hạc nuôi con bằng máu mình?
Một trong những đặc điểm khiến chim hồng hạc trở nên nổi bật là bộ lông màu hồng đến đỏ đậm, khiến nhiều người tưởng rằng chúng... nhuộm lông!
Trong dân gian từng có truyền thuyết kể rằng chim hồng hạc nuôi con bằng máu hoặc não của chính mình, khiến lông của chim non được nhuộm đỏ như máu. Trên mạng từng xuất hiện video gây sốc, trong đó chim trưởng thành được cho là đang "mổ đầu nhau" để cho con ăn máu.
Tuy nhiên, đây chỉ là hiểu lầm. Thực tế, chất lỏng màu đỏ mà chim non uống chính là sữa diều (crop milk) – một dạng sữa đặc biệt được tiết ra từ tuyến ở bộ máy tiêu hóa của cả chim bố và mẹ. Sữa diều giàu protein, chất béo và đặc biệt chứa carotenoids – hợp chất tạo màu tự nhiên có trong thực vật và động vật, giúp lông chim có màu đỏ hoặc hồng. Sữa này sẽ chảy từ mỏ của chim bố hoặc mẹ xuống miệng con non, hoàn toàn không có hành vi mổ hay rỉ máu như lời đồn.
Khám phá bí quyết tạo màu hồng của lông chim
Màu lông của hồng hạc không phải bẩm sinh. Chim non khi mới nở có lông trắng xám, phải mất khoảng ba năm để cơ thể tích tụ đủ carotenoids từ thức ăn, lông mới dần chuyển sang màu hồng rực rỡ. Thức ăn của hồng hạc chủ yếu là tôm, tảo, côn trùng và động vật thân mềm – tất cả đều giàu carotenoids. Những sắc tố này sau khi được hấp thụ sẽ lưu lại ở lông, da và thậm chí là mắt, tạo nên màu đặc trưng hồng hoặc đỏ.
Tùy thuộc vào nguồn thức ăn và môi trường sống, màu sắc lông của từng quần thể chim hồng hạc có thể khác nhau – từ hồng nhạt đến đỏ đậm.
Tập tính độc đáo và lối sống thú vị
Không chỉ đẹp về ngoại hình, hồng hạc còn nổi tiếng với nhiều tập tính độc đáo. Đặc biệt, khi tìm kiếm thức ăn, chúng thường lộn đầu xuống nước và sử dụng mỏ để lọc vi sinh vật nhỏ trong nước – một cơ chế hiếm thấy ở các loài chim.
Ngoài ra, hồng hạc còn có khả năng đứng trên một chân trong thời gian dài, giúp giảm lượng nhiệt mất qua chân – một cơ chế thích nghi thông minh với môi trường nước lạnh hoặc nóng.
Loài chim mang biểu tượng của tình yêu và sự thủy chung
Chim hồng hạc là loài sống theo cặp và có đời sống hôn nhân bền vững. Khi tìm bạn đời, chúng thường biểu diễn các điệu nhảy tập thể, đồng thời lắc đầu, vỗ cánh, và phát ra âm thanh đặc trưng để thu hút đối phương.
Sau khi kết đôi, cặp hồng hạc sẽ cùng nhau xây tổ hình nón bằng bùn cao khoảng 30cm, giúp trứng không bị ngập nước. Chim cái chỉ đẻ một trứng mỗi mùa và cả chim bố lẫn chim mẹ sẽ luân phiên nhau ấp trứng trong khoảng 28–32 ngày cho đến khi chim non nở ra.
Sau khi sinh, chim con cần được nuôi dưỡng bằng sữa diều trong khoảng hai tháng đầu, trước khi có thể tự kiếm ăn.
Hồng hạc – loài chim có nguy cơ tuyệt chủng
Dù được yêu thích và ngưỡng mộ trên toàn thế giới, chim hồng hạc hiện đang đối mặt với nhiều nguy cơ. Sự suy giảm diện tích đất ngập nước, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và săn bắt trái phép khiến số lượng cá thể ngày càng giảm sút.
Nhiều tổ chức bảo tồn đã lên tiếng kêu gọi tăng cường các biện pháp bảo vệ loài chim quý hiếm này, đồng thời phục hồi môi trường sống của chúng tại các vùng đầm lầy và hồ nước mặn tự nhiên.
Chim hồng hạc không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp kiêu sa và tình yêu thủy chung mà còn là đại diện cho sự tinh tế trong tự nhiên. Mỗi đặc điểm của chúng – từ dáng đứng, màu lông đến cách nuôi con – đều ẩn chứa những điều kỳ diệu về khả năng sinh tồn và thích nghi. Việc hiểu đúng về loài chim đặc biệt này sẽ giúp chúng ta thêm trân trọng và có trách nhiệm trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, giữ gìn sự sống tươi đẹp cho hành tinh.
Tác giả: Như Bình
-
Người xưa dùng gối gỗ, gối sứ rất cứng: Ngủ như vậy có lợi ích gì? Có bị đau đầu, đau cổ không?
-
Top 3 tuổi là "Con Vàng Con Bạc" được Thần Tài che chở, càng cuối năm càng giàu, Phước Tựa Đông Hải
-
Từ 1/5: 3 con giáp Giàu Có Hơn Thần Tài, tiền tài hội tụ tứ phía
-
Top 5 bí ẩn lịch sử vẫn còn để lại nhiều day dứt đến ngày nay
-
90 ngày tới: 3 tuổi Lộc Trời Tràn Vào Cửa, Tiền - Tài -Danh chạm đỉnh, mua nhà tậu xe