Hạt là phần quý của quả mít
Nhắc đến bộ phận ngon nhất của quả mít, hẳn ai cũng nghĩ đến phần múi ngọt thơm hoặc xơ mít giòn giòn, dai dai. Thế nhưng ở Nhật, bộ phận bán giá đắt nhất của quả mít lại là phần hạt.
Nhiều người khi ăn mít thường bỏ hết phần hạt, nhưng thực tế đây mới là bộ phận quý bậc nhất của loại quả này.
Hạt mít được đánh giá là một trong những thực phẩm đem lại hiệu quả phòng bệnh ung thư. Do chúng giàu vitamin C, giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào bạch cầu. Từ đó, thúc đẩy khả năng tiêu diệt tế bào lạ, tế bào ác tính.
Ngoài ra, hạt mít còn là thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột kháng cao. ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng) cho biết: Hạt mít luộc rất giàu tinh bột kháng, có thể cải thiện tiêu hóa, giúp hệ sinh vật hoạt động tốt hơn...
Tinh bột kháng không được hấp thu trong cơ thể, vì thế nó không gây tăng cân, ngược lại còn giúp giảm hấp thu đường, chống bệnh tiểu đường, giảm hấp thu mỡ, cải thiện tiêu hóa, tốt cho vi sinh vật đường ruột.
Trong Đông y, toàn bộ cây mít đều có thể sử dụng để chữa bệnh. Đặc biệt, hạt mít có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, được dân gian ví rằng "tốt ngang quả óc chó".
Trong các siêu thị Nhật, hạt mít được bán giá 200 nghìn đồng 1kg, người Nhật yêu thích bộ phận này của quả mít vì luôn trân trọng những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.
Tác dụng tuyệt vời của hạt mít
- Hạt mít dùng trong làm đẹp:
Lấy hạt mít luộc chín, nghiền mịn cùng sữa tươi không đường ở nhiệt độ thấp. Trộn đều hỗn hợp và đắp lên da mặt. Nằm thư giãn trong khoảng 15-20 phút sau đó rửa sạch với nước ấm. Áp dụng đều đặn mặt nạ này hai lần mỗi tuần sẽ giúp làn da trở nên sáng hơn và tăng cường sức đề kháng cho da.
- Giúp chữa căng thẳng tinh thần và các bệnh về da
Vì hạt mít có nhiều protein và các vi chất dinh dưỡng khác, chúng giúp kiểm soát mức độ căng thẳng tinh thần và các bệnh ngoài da khác nhau. Tiêu thụ hạt mít để giữ độ ẩm cho da và tóc của bạn luôn trong tình trạng tốt.
- Ngăn ngừa thiếu máu
Ăn hạt mít có thể cung cấp dinh dưỡng hàng ngày của bạn để tăng cường chất sắt. Hạt mít là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời, một thành phần của hemoglobin. Một chế độ ăn giàu chất sắt giúp loại bỏ nguy cơ thiếu máu và các rối loạn máu khác. Sắt cũng giữ cho não và tim khỏe mạnh.
- Tóc khỏe và thị lực tốt
Hạt mít giúp duy trì thị lực tốt vì chúng chứa nhiều Vitamin A. Vitamin A là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sức khỏe của mắt và chế độ ăn uống giàu vitamin này giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà. Vitamin A cũng thúc đẩy tóc khỏe mạnh và ngăn ngừa tóc dễ gãy.
- Giúp phát triển cơ bắp
Các protein trong hạt có thể giúp xây dựng cơ bắp. Sự có mặt của một lượng lớn protein trong hạt mít giúp bạn xây dựng khối cơ, giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất và cân bằng hormone tự nhiên.
- Khỏe ruột
Hạt mít có chứa chất xơ không hòa tan, có tác dụng duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giải độc ruột. Bên cạnh đó, tinh bột của hạt mít được cho là khá lành mạnh nên sẽ rất thích hợp để hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa tiểu đường.
- Cải thiện khả năng tình dục
Trên thực tế, hạt mít đã được sử dụng trong y học cổ truyền châu Á để điều trị chứng rối loạn tình dục. Hạt mít có thể được rang như hạt dẻ và được coi là một chất kích thích tình dục ở phụ nữ.
- Khỏe tim
Hạt mít không chứa cholesterol xấu vì vậy chúng giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch như: Đau tim và đột quỵ bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt.
Lưu ý khi ăn hạt mít
- Không nên ăn hạt mít quá nhiều. Nếu bạn ăn hạt mít quá nhiều, ăn không kiểm soát, thì hàm lượng lớn tinh bột có trong hạt mít sẽ tích tụ, nhanh chóng tạo thành mỡ thừa, gây tăng cân không kiểm soát.
- Không nên ăn hạt mít sống vì chúng có chứa tannin và chất ức chế trypsin, hai thành phần có khả năng gây cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Đối với những người đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc sử dụng thuốc, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là điều cần thiết trước khi thêm hạt mít vào khẩu phần ăn.
Tác giả: M