Húng quế – Từ rau gia vị đến biểu tượng phong thủy
Húng quế, tên khoa học là Ocimum basilicum, vốn là loại cây thân thảo quen thuộc trong nhiều món ăn Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại rau này còn ẩn chứa nhiều giá trị về phong thủy. Trong văn hóa Á Đông, húng quế còn được gọi với các tên dân gian như húng chó, é quế hay hương thái.
Theo các chuyên gia phong thủy, húng quế mang trong mình nguồn năng lượng dương mạnh mẽ, có khả năng thanh lọc không khí, xua đuổi tà khí và loại bỏ những luồng khí tiêu cực tích tụ trong không gian sống. Cây thường được trồng ở các vị trí như cửa ra vào, ban công, cửa sổ hay khu vực bếp – những nơi giao thoa khí trời – để hút năng lượng tốt, thu tài đón lộc cho gia chủ.
Năm Ất Tỵ 2025: Húng quế là cây phong thủy được khuyến khích trồng
Bước sang năm Ất Tỵ 2025, giới phong thủy đánh giá cao vai trò của cây húng quế trong việc hóa giải vận xui, gia tăng vận may tài chính và bảo vệ sức khỏe. Đây được xem là “thời điểm vàng” để mỗi gia đình sở hữu ít nhất một chậu húng quế trong nhà.
Những hướng trồng được cho là mang lại nhiều cát khí nhất bao gồm hướng Bắc, Đông và Đông Bắc – ba hướng đại diện cho dòng năng lượng sinh tài trong phong thủy. Đặc biệt, đối với những người làm kinh doanh, việc đặt chậu húng quế ở khu vực văn phòng, quầy thu ngân hay cửa ra vào được tin rằng sẽ giúp tăng cường sự hanh thông và thu hút khách hàng.
Cách trồng húng quế đơn giản, phù hợp với mọi không gian sống
Không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, húng quế có thể được trồng dễ dàng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Chỉ cần chuẩn bị một chậu đất tơi xốp cao khoảng 20cm, duy trì độ ẩm vừa phải, cây sẽ phát triển mạnh. Giai đoạn đầu sau khi giâm cành, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, tránh nắng gắt vì có thể gây cháy lá.
Việc chăm sóc cây cũng khá đơn giản. Người trồng có thể tưới bằng nước vo gạo để bổ sung vi lượng, nhưng tránh tưới trực tiếp lên lá. Cần theo dõi đề phòng kiến hoặc chuột làm hại gốc cây. Cây thích hợp đặt ở không gian có luồng khí lưu thông như bếp, ban công hay cửa sổ.
Húng quế và những lợi ích đáng giá cho sức khỏe
Không chỉ có giá trị thẩm mỹ và phong thủy, húng quế còn được biết đến như một “vị thuốc xanh” trong y học cổ truyền lẫn hiện đại. Dưới đây là những công dụng nổi bật của loại cây này:
- Ngăn ngừa ung thư: Húng quế chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như eugenol và flavonoid, giúp ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ở gan, da và phổi.
- Giảm stress, an thần: Các nghiên cứu cho thấy hoạt chất trong lá húng quế có khả năng điều hòa cortisol – hormone gây căng thẳng – từ đó giúp ổn định tâm trạng và tăng cường tuần hoàn máu.
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Với tác dụng lợi tiểu và khử độc, húng quế giúp giảm axit uric, thanh lọc thận và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi.
- Xoa dịu cơn đau đầu: Nhờ đặc tính kháng viêm và làm thông đường hô hấp, húng quế là giải pháp tự nhiên hiệu quả cho người thường xuyên đau đầu do viêm xoang hay dị ứng.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Húng quế hỗ trợ cân bằng độ pH trong dạ dày, giảm hiện tượng đầy hơi, khó tiêu và hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Hạ đường huyết: Một số hợp chất trong húng quế có tác dụng giảm lượng đường và cholesterol trong máu, góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
Sự kết hợp hài hòa giữa giá trị dinh dưỡng, tác dụng chữa bệnh và yếu tố phong thủy đã giúp húng quế trở thành “cây vàng trong nhà” của nhiều gia đình hiện đại. Không cần không gian rộng, không đòi hỏi chăm sóc phức tạp, mỗi người hoàn toàn có thể trồng cho mình một chậu húng quế – vừa làm đẹp không gian sống, vừa mang lại sức khỏe và vận may.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Cây lưỡi hổ đặt linh tinh mất lộc: Đặt cây lưỡi hổ vào vị trí này kích hoạt tài lộc, vượng khí ngập nhà
-
Người xưa dặn: "Cây to trong sân, gia đình không nghèo cũng khó, tiền càng kiếm càng ít", đó là cây gì?
-
Trồng cây gì để con học giỏi, thi cử đỗ đạt? Đây là 5 loại cây phong thủy cha mẹ nên biết
-
Ý nghĩa phong thuỷ và lợi ích sức khoẻ của cây thiết mộc lan mà ít người biết
-
3 cây cảnh đặt ở trong nhà thì tài lộc thịnh vượng, gia đạo bình an