Lưỡi được tạo thành từ một nhóm các cơ, giúp nếm thức ăn, nuốt và nói.Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng và được phủ bằng các nốt sần nhỏ gọi là nhú lưỡi. Chúng ta sử dụng lưỡi liên tục nên nếu lưỡi có vấn đề như đổi màu, đau nhức hoặc hạn chế cử động có thể gây khó chịu, không thoải mái và lo lắng.
Ung thư lưỡi là bệnh ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng và hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Theo thống kê từ Bệnh viện K, hai năm gần đây số ca ung thư lưỡi tăng gấp đôi.
Biểu hiện của ung thư lưỡi
Giai đoạn đầu:
Các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này.
Giai đoạn toàn phát:
Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; Tăng tiết nước bọt; Chảy máu: nhổ ra nước bọt lẫn máu; Hơi thở hôi thối: do tổn thương hoại tử gây ra.
Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng.
Đa số các tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt dưới lưỡi, mặt trên lưỡi hoặc ở đầu lưỡi.
Ngoài ra xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi thường biểu hiện: cục u trên lưỡi, đau lưỡi, khó nuốt, vết loét sùi...
Cục u trên lưỡi: xuất hiện phía cạnh lưỡi tiếp xúc với răng có thể phát triển các khối u. Nếu các khối u này không được điều trị sẽ lớn dần và loét ra. Cục u có thể màu đỏ hoặc trắng, gây khó khăn khi ăn, nhai thậm chí là uống nước.
Đau lưỡi: Đây là triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn thứ tư của ung thư, vì thông thường các giai đoạn đầu không gây đau. Bạn sẽ cảm thấy đau khi nhai nuốt. Nếu khối u ác tính phát triển lớn hơn còn có thể bị đau ở tai.
Khó nuốt: Dù không mọc mụn hay hạch ở lưỡi thì phụ nữ bị loại ung thư này cũng cảm thấy rằng có thấy khối u trong cổ họng làm cho họ khó nuốt. Hoặc khi ung thư lưỡi phát triển, hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi gây viêm loét và nhiệt miệng.
Nguyên nhân gây bệnh
Hút thuốc lá: các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, lưỡi cao hơn nhiều so với người không sử dụng thuốc lá.
Uống nhiều rượu, bia: một nghiên cứu đã cho thấy, có khoảng 70 - 80% bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi ung thư miệng hoặc ung thư lưỡi đều là những người nghiện rượu bia. Vì rượu có khả năng kích thích các gene gây ung thư và gây ra nhiều bệnh ác tính khác nên nếu những người hút thuốc lá thấy xuất hiện những đốm trắng trên lưỡi thì có thể là triệu chứng của loại bệnh này.
Tiếp xúc với tia xạ: những người tiếp xúc với các tia bức xạ cường độ cao cũng có nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng và lưỡi cao hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, tiền sử gia đình, hay gene di truyền, viêm quanh răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư lưỡi, tình trạng vệ sinh răng miệng kém cũng được coi là thủ phạm.
Xem thêm:
1.
Tác giả: