Lòng lợn với vị giòn dai, sừng sực trong miệng, chấm tí mắm tôm thì dậy hương, tròn vị không thể tả nỗi luôn khiến ta thèm nhỏ dãi mỗi khi nhắc đến. Lòng không cần chế biến gì cao sang, chỉ cần rửa thật sạch và luộc chấm mắm thì cũng được xem như cực phẩm rồi.
Thế nhưng, luộc lòng lợn sao cho ngon, cho giòn, cho trắng thì không phải ai cũng rõ. Tôi đã luôn thắc mắc rằng, chẳng hiểu vì sao cũng mua lòng ngon, cũng rửa sạch sẽ, ngâm muối, lộn ruột chà rửa...mà khi luộc thì chằng bao giờ trắng, giòn như ngoài hàng. Cho đến khi tôi biết được mẹo này.
Đây là mẹo tôi học lỏm được của anh bạn làm bếp, mà theo như anh ấy bảo thì phải sau khi luộc hư gần cả chục cân lòng thì anh mới chiêm nghiệm ra. Rất đơn giản nhé, bí quyết này chỉ cần sau khi chị em luộc lòng xong, liền ngâm vào bát nước lạnh có vắt chanh là lòng sẽ giòn, và trắng phau như ngoài hàng luôn. Chỉ có thế thôi nhưng nếu không biết thì chúng ta mãi chẳng ăn được lòng giòn cả nhà nhỉ?
Giá trị dinh dưỡng của lòng lợn
Lòng lợn là một trong những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là đạm. Thành phần đạm chứa trong lòng lợn cao nhất trong tất cả các phủ tạng của động vật.
Cứ mỗi 100g gan lợn lợn có chứa tới 18,9g đạm, 6.000mcg vitamin A, 12g sắt. Trong khi đó gan bò chỉ có 5000mcg vitamin A, 8g sắt với khối lượng 100g tương ứng.
Gan là nơi tập trung nhiều chất đạm nhất trong phủ tạng của lợn sau đó là lòng non và dạ dày.
Lòng lợn thường được dùng để bồi bổ sức khỏe cho người bị suy nhược, mới ốm dậy bằng món lòng non xào nghệ rất ngon miệng và dồi dào dinh dưỡng, giúp tuần hoàn máu tốt.
Dù giá trị dinh dưỡng cao nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này. Mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất 2-3 lần, mỗi lần từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa.
Giúp người bệnh sớm hồi sức, da dẻ hồng hào, đặc biệt với những người sau phẫu thuật hồi sức.
Đối với những người khỏe mạnh bình thường thì đây là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên, lòng lợn chứa lượng đạm lớn nếu ăn nhiều cũng sẽ rất nguy hiểm. Những người mắc bệnh gout, suy thận, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, béo phì, mỡ máu cao, huyết áp cao thì không nên ăn lòng lợn.
Cách làm sạch lòng lợn
Lòng lợn sau khi mua về, bạn không cần thiết phải tuốt lộn ruột lòng ra hoặc bóp nhiều lần với muối. Mà thay vào đó, bạn xả qua dưới vòi nước vào đoạn lòng cho mất dịch trong, sau đó rửa lại hoặc tuốt qua.
Cách chọn lòng lợn
Lòng non của lợn thường bị đắng, vì thế khi muốn ăn món ăn này bạn nên đi chợ sớm, chọn lòng ở phần đầu, cuống bé, ruột căng và tròn, có màu trắng hồng, chất dịch bên trong là màu trắng sữa.
Tác giả: