Để giải quyết vần đề này, chị em nội trợ hãy "bỏ túi" ngay những mẹo bảo quản tỏi, gừng được lâu nhưng lại rất dễ thực hiện sau đây.
Mẹo bảo quản tỏi, gừng nhiều tháng không lo mọc mầm
Cách bảo quản tỏi
Cách 1: Dùng giấy báo
Giấy báo có tác dụng hút ẩm nên bảo đảm cho tỏi khô ráo. Bảo quản tỏi trong hộp đậy kín cũng là cách hạn chế mối mọt tấn công nên tỏi cũng lâu hỏng hơn.
Bước 1: Bạn tách củ tỏi ra thành nhiều phần nhỏ đồng thời lột bớt phần vỏ dày bên ngoài.
Bước 2: Sau đó, bạn lấy một hộp nhựa hay thủy tinh và lót giấy báo vào bên trong rồi đặt một lớp tỏi lên trên.
Bước 3: Tiếp theo, các chị em nội trợ lót một lớp giấy báo nữa lên trên và thêm một lớp tỏi mới.
Bước 4: Cuối cùng, bạn đậy kín nắp hộp và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát là được.
Cách 2: Dùng baking soda
Bước 1: Cho tỏi vào bao nilon, bạn đổ một ít bột baking soda vào mẩu giấy nhỏ. Tiếp theo gói miếng giấy lại, cố định lại bằng dây thun cùng với 2 miếng gừng.
Bước 2: Đặt gối baking soda vào túi tỏi, buộc chặt miệng túi lại tránh để không khí bên ngoài xâm nhập. Với cách làm này, bạn sẽ bảo quản tỏi được lâu dù để cả tháng trong môi trường ẩm.
Cách 3: Bảo quản tỏi bằng túi lưới
Dùng cách này, tỏi sẽ ít bị ẩm mốc, khi treo lên tỏi được khô ráo, túi lưới lại thông thoáng nên tỏi bảo quản được lâu hơn.
Bước 1: Đầu tiên bạn dùng kéo cắt bỏ bớt đầu tỏi đi cho gọn.
Bước 2: Sau đó bạn cho hết tỏi vào một túi lưới nhé.
Bước 3: Cuối cùng thì treo túi tỏi lên ở nơi khô ráo thoáng mát là được.
Cách 3: Bảo quản trong ngăn đá
Bước 1: Đầu tiên, bạn băm nhuyễn tỏi đủ dùng trong cả tuần rồi lấy một khay làm đá và lót một lớp túi nilon lên trên.
Bước 2: Bạn cho phần tỏi băm vào khay đá có lót túi nilon. Khi đã hoàn thành, chị em nội trợ hãy cho cả khay tỏi vào một túi nilon khác và đặt vào ngăn đá tủ lạnh.
Bước 3: Sau này, mỗi lần cần dùng, bạn chỉ việc lấy từng viên tỏi ra sử dụng thôi.
Cách bảo quản tỏi trong ngăn đá thông minh này không chỉ tiện lợi mà còn giúp tỏi giữ được lâu hơn.
Cách bảo quản gừng
Cách 1: Dùng cát
Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc bình rộng sau đó cho đầy cát vào rồi vùi những củ gừng xuống. Để bình cát này ở nơi thoáng mát, chắc chắn gừng của bạn sẽ luôn khô ráo và không bị hư hỏng gì trong suốt nhiều tháng.
Cách 2: Dùng muối
Bước 1: Bạn cho gừng vào túi nilon sạch rồi rắc một ít muối lên trên.
Bước 2: Tiếp theo, bạn buộc chặt miệng lại rồi ấn cho túi xì hết hơi bên trong ra ngoài là được.
Cách 3: Bảo quản trong túi zip
Dùng màng bọc thực phẩm quấn quanh củ gừng. Cho vào túi zip rồi để trong ngăn đá.
Cách 4: Sơ chế gừng rồi bảo quản
Bạn có thể giã, xay, cắt lát, cắt sợi,… gừng tùy vào mục đích sử dụng, rồi cho vào ngăn đá để bảo quản. Nếu nhiều, bạn chia gừng thành nhiều phần nhỏ trong khay kim loại, để vào ngăn đá khoảng 1 tiếng. Sau đó, chỉ việc cho các miếng gừng đã đông lại vào túi zip để bảo quản. Chia thành nhiều phần nhỏ như vậy sẽ giúp tiện lợi hơn khi sử dụng.
Chúc chị em nội trợ thành công với những mẹo bảo quản tỏi, gừng được lâu và không mọc mầm kể trên.
Tác giả: