Tiểu Hà (Hàng Châu, Trung Quốc) là một phụ nữ 37 tuổi, cô đang mang thai đứa con thứ 2. Hai tuần trước, Tiểu Hà đã lấy con cá để trong tủ lạnh 2 ngày và làm nóng, sau đó dùng rong biển bọc bên ngoài để ăn. Cơ bản đây chỉ là một bữa ăn vô cùng bình thường, nhưng nó gần như cướp đi sinh mạng của bào thai trong bụng cô.
Vào ngày thứ hai sau bữa ăn, Tiểu Hà bắt đầu cảm thấy nhiệt độ cơ thể nóng lên, toàn thân yếu ớt, không có sức lực. Vì nghĩ rằng mình mệt mỏi do đang mang thai nên cô đã không chú ý nhiều, cũng không đi thăm khám. Sau khi nghỉ ngơi 3 ngày ở nhà, những triệu chứng trên có cải thiện nhưng Tiểu Hà lại dần dần bị đau bụng dưới. Do có kinh nghiệm từng trải qua một lần sinh nở, Tiểu Hà biết đây là hiện tượng tử cung co thắt, ngay lập tức cô cùng người nhà đến Bệnh viện Phụ sản Hàng Châu (Trung Quốc) để khám.
Khi nhập viện, nhiệt độ cơ thể của Tiểu Hà bình thường nhưng thường xuyên có cơn co tử cung, bác sĩ cho Tiểu Hà nhập viện điều trị. Trong thời gian điều trị, bác sĩ phát hiện máu của Tiểu Hà có bất thường, chỉ số protein phản ứng C đã tăng đáng kể. Điều này cho thấy khả năng nhiễm trùng trong tử cung. Bác sĩ có chút lo lắng, nhiễm trùng tử cung phải đối mặt với việc sinh sớm, như vậy không có cách nào tiếp tục giữ lại thai nhi, sau khi sinh cũng phải làm rất nhiều xét nghiệm.
Bác sĩ hỏi Tiểu Hà: "Nhịp tim của thai nhi bất thường, bạn có nhận ra không". Tiểu Hà nói với bác sĩ, 2 ngày trước, bản thân cô đã cảm thấy thai nhi có những chuyển động bất thường, khi đó cô không để ý quá nhiều. Ngay sau đó, bác sĩ Tạ Chân, Phó Khoa sinh sản đã tiến hành mổ lấy thai, Tiểu Hà đã hạ sinh một bé trai nặng 1,75kg.
Sau khi lấy thai nhi ra ngoài, bác sĩ thấy nước ối đã đục và chuyển sang màu vàng, hơn nữa đứa trẻ sau khi sinh toàn thân có màu xám, lực cơ giảm. Các tế bào bạch cầu đạt hơn 60.000 (trẻ sơ sinh bình thường thường dưới 20.000), có thể bị nhiễm trùng huyết nặng và đứa trẻ được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh để tiếp tục điều trị.
Ngày thứ 2 sau phẫu thuật, bác sĩ Tạ Chân nhận được một cuộc điện thoại từ phòng thí nghiệm. Hóa ra, khi phẫu thuật bác sĩ đã nuôi cấy vi khuẩn được lấy ra từ nước ối của Tiểu Hà, cuống rốn và máu của đứa trẻ mới sinh đã có kết quả. Chỉ một ngày, trong nước ối và máu của em bé xuất hiện lượng lớn vi khuẩn Listeria monocytogenes, lúc này thủ phạm gây sinh non của Tiểu Hà đã được các bác sĩ phát hiện.
Sau khi được chẩn đoán là nhiễm trùng Listeria monocytogenes, bác sĩ Tạ Chân đã sử dụng phương pháp kháng khuẩn cho Tiểu Hà và em bé. Sau khi trải qua các cuộc điều trị tích cực, các chỉ số của em bé đã cải thiện và được xuất viện.
Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh bệnh từ tủ lạnh theo cách sau:
Không để tủ lạnh quá nhiều thức ăn: Khi tủ lạnh của bạn đầy ắp thức ăn sẽ cản trở quá trình đối lưu không khí bên trong tủ dẫn đến nhiệt độ lạnh không đồng đều và không đạt yêu cầu. Thức ăn nhanh chóng bị hư hỏng do vi khuẩn vẫn phát triển bình thường.
Không để phô mai lẫn với thức ăn khác: Phô mai là một trong những thức ăn dễ dàng bị nhiễm khuẩn Listeria nhất, vì thế nếu bảo quản phô mai bạn nên để riêng trong hộp thật kín, ngăn cách với các loại thức ăn khác.
Không đựng nước trong bình nhựa: Nhựa ở trong điều kiện nhiệt độ bình thường sẽ không ảnh hưởng gì nhưng khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin. Đây là một chất cực độc và trở thành tác nhân gây ra căn bệnh ung thư. Ngoài ra nhựa còn chứa một số chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh: Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm đẩy nhanh tốc độ hư hỏng thức ăn là do tủ lạnh của bạn quá dơ bẩn, dầu mỡ, mãng bám thức ăn dính trên tủ trở thành nơi tích tụ của vi khuẩn gây hại.
Tác giả: