Mẹo chữa hóc xương cá chỉ "trong vòng 1 nốt nhạc"

( PHUNUTODAY ) - Hóc xương cá là “tai nạn” rất thường gặp khi ăn uống bất cẩn. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà nó còn ảnh hưởng đến thực quản của bạn.

 1. Hóc xương cá có nguy hiểm không?

Hóc xương là tình trạng xương vướng vào cuốn họng gây cảm giác đau, khó nuốt. Nếu vô tình trẻ nuốt phải miếng xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản là rất cao.

Khi bị hóc xương cá, nếu chỉ là xương nhỏ thì hầu như chỉ gây khó chịu và việc xử lý cũng đơn giản. Tuy nhiên, nếu là xương to và sắc nhọn thì nguy cơ gây thủng mạch máu và thực quản rất lớn.

Có nhiều trường hợp bị hóc xương to, nhọn, xương lạc vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch… Những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

2. Những điều không được làm khi bị hóc xương cá:

Bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm. Có thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa. Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm. Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu. Tuyệt đối không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.

Dưới đây, chúng tôi cung cấp cho bạn một số mẹo chữa hóc xương ngay tại nhà cực kỳ đơn giản và an toàn. Hãy cùng tham khảo qua nhé!

3. Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà

Có rất nhiều mẹo chữa hóc xương cá nhưng tại đây chúng tôi chỉ mách bạn những cách đơn giản, dễ thực hiện nhất, nguyên liệu cũng dễ kiếm hoặc có ngay trong nhà bạn.

- Chữa hóc xương cá bằng vỏ cam hoặc miếng chanh nhỏ: Khi bị hóc xương cá, bạn có thể ngậm trong miệng một miếng vỏ cam hoặc miếng chanh đã lấy hạt. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.

- Chữa hóc xương cá bằng vitamin C: Ngậm một viên vitamin C cũng có thể khiến miếng xương cá bị mềm và tan ra.

- Chữa hóc xương cá bằng tỏi và đường: Khi bị hóc xương bạn có thể lấy một nhánh tỏi đã bóc vỏ nhét vào lỗ mũi bên trái (nếu vị trí chỗ bị hóc ở bên phải) hoặc ngược lại.

Uống nước quả trám: Dùng quả trám mài ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.

Sau đó ngậm một chút đường cho tan dần trong miệng. Miếng xương cá cũng sẽ tự trôi đi.

4. Cách lọc xương cá để không bị hóc xương

Chọn cá

Chọn những con cá to, cân nặng ít nhất là 1kg để hạn chế lượng xương dăm trong cá. Những con cá lớn sẽ có lượng xương ít hơn, đồng thời xương to sẽ dễ phát hiện hơn.

Nếu ăn với số lượng ít bạn có thể mua một khúc hay đoạn cá với lượng vừa đủ để chế biến.

Lọc xương cá trước khi nấu để tránh bị hóc xương khi ăn

Các bước lọc xương cá

Bước 1: Dùng sống dao to đập vào đầu cho cá chết rồi đánh sạch vảy.

Bước 2: Dùng kéo cắt bỏ các vây quanh mình cá cho sạch.

Bước 3: Chọc kéo vào ức cá và cắt dọc xuống đến rốn, phanh bụng lôi ruột ra ngoài, rửa sạch khoang bụng. Có thể lấy đi phần màng đen bên trong bụng cá (nếu có) để cá không còn mùi tanh.

Bước 4: Dùng dao cắt xương con hai bên xương sống.

Bước 5: Cắt bỏ hết phần xương sống bằng kéo.

Bước 6: Dùng dao lưỡi mỏng lạng bỏ 2 phần bên hông xương sống của cá.

Tác giả:

Tin nên đọc