Mẹo dùng gừng giúp ngừa say xe
Gừng tươi có tác dụng tán phong hàn, chống nôn ói rất tốt. Do đó để chống xay se bạn có thể sử dụng gừng bằng các cách sau:
Làm trà gừng: gừng rửa sạch, gọt vỏ, giã nát rồi uống cùng với 1 cốc nước ấm.
Khi lên xe thì nên mang theo 1 miếng gừng nhỏ, để ngậm, và nhai nát từ từ, cách này rất đơn giản mà hiệu quả.
Ngậm kẹo gừng: Đặt gừng vào lòng bàn tay, khi đi xe thì đặt gừng trước lỗ mũi, để mùi gừng có thể bay thẳng vào mũi.
Đặt 1 miếng gừng vào lỗ rốn rồi giữ chặt lại, nếu không muốn dùng tay giữ thì có thể dùng băng dính để dính lại.
Mẹo chữa viêm xoang nhờ gừng
Nước cốt gừng:
Thích hợp với những người bận rộn nhiều việc.
– Cách làm: Chuẩn bị gừng tươi và nước sạch. Gừng thái lát mỏng (thái chỉ) cho vào nồi, cho thêm nước đun trong khoảng 15 phút sẽ ra loại nước cốt gừng.
– Để nước gừng bớt nóng, lấy khăn sạch thấm đều nước cốt gừng rồi đắp nhẹ lên mặt, hít lấy hơi nóng từ khăn bốc hơi ra. Lúc này, hơi nóng từ nước cốt gừng sẽ làm giảm sưng, loãng dịch nhầy khiến bạn dễ dàng đẩy dịch nhầy ra ngoài mũi hơn.
– Nên thực hiện đều đặn từ 3-5 lần/ngày, thời gian làm mỗi lần khoảng 1 phút.
Cách chữa viêm xoang từ gừng và củ hành khô
Một trong những cách khá quen thuộc đối với những người bị viêm xoang.
Cách làm: giã nhuyễn gừng và hành khô, lọc lấy nước, trộn hai hỗn hợp này với nhau. Dùng hỗn hợp này nhỏ mũi đều đặn từ 3 – 5 lần/ngày. Dùng liên tiếp trong vài tuần có thể trị viêm xoang mũi.
Lưu ý: Khi nhỏ vào mũi sẽ gây cảm giác xót ở mũi, gừng chảy ra xung quanh mũi rất mất vệ sinh và mất nhiều thời gian, không thuận tiện khi sử dụng. Người bệnh thường không kiên trì được lâu với phương pháp này, do đó hiệu quả điều trị thường thấp.
Chữa viêm xoang bằng ngó sen và gừng:
Áp dụng cho trường hợp bị tắc nghẽn mũi.
Cách làm: 2 nguyên liệu trên giã nát, trộn 1 phần gừng tươi với 5 phần ngó sen với nhau. Đắp hỗn hợp này từ chân mày lên trán của người bệnh nhưng phải cẩn thận không để dính vào mắt, gây hại cho mắt.
Đắp trong khoảng 20 phút, những triệu chứng trên sẽ giảm dần, trán sẽ không còn nóng, tăng cảm giác buồn nôn do có mủ từ hốc mũi trào vào khoang miệng và nôn ra ngoài.
Hầu hết các bài thuốc dân gian cần phải kiên trì thực hiện đều đặn, đồng thời cũng cần kiêng khem đầy đủ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tác giả: