Không cần tốn điện bật điều hòa cả ngày, nếu áp dụng những cách đơn giản này bạn có thể phần nào khắc phục được cái nóng oi bức “tấn công” nhà mình trong những ngày hè tới.
Trồng nhiều cây xanh
Ngoài cách chống nóng cho tường bằng các nguyên vật liệu chuyên dụng, thì trồng các cây dây leo bám xung quanh nhà cũng là một cách giúp chống nóng hiệu quả cho căn nhà. Bạn có thể trồng dây leo xanh bám sát, hay gần tường, hoặc treo các chậu hoa để giảm nóng, có bất cứ khoảng trống nào thì đừng đổ bê tông mà nên trồng cây hoặc để cỏ mọc sẽ giảm tích lũy nóng và độ nóng hắt vào nhà.
Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ không thể trồng được nhiều cây dây leo có thể mang cây xanh vào nhà bằng việc treo các chậu hoa ở hành lang, trên lan can kính, đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà, ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Không nên đóng cửa suốt cả ngày
Nhiều người nghĩ rằng trời nắng nóng thế này tốt nhất là nên đóng chặt cửa không để cho hơi nóng vào nhà, như thế không khí trong nhà sẽ mát hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt, bạn chỉ nên đóng cửa vào ban ngày khi nhiệt độ bên ngoài cao, buổi tối khi có gió mát bạn nên mở cửa để giúp lưu thông không khí trong nhà, tận dụng luồng gió tự nhiên thay cho quạt điện để quạt được “nghỉ”.
Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện trong nhà
Chị em có biết rằng, việc sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện trong nhà không chỉ “ngốn” khá nhiều tiền điện mà còn khiến không khí trong nhà nóng bức hơn bởi lượng nhiệt mà các thiết bị điện tỏa ra. Hãy tránh sử dụng nhiều thiết bị điện 1 lúc, thay vào đó nên lên lịch nấu bếp, dùng quạt điện, đèn điện, điều hòa, máy móc,… trong nhà hợp lý.
Đặc biệt, các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn, do đó hãy thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang compact nếu có thể.
Làm mát bằng quạt và đá
Chỉ cần đặt một khay đá lớn ở trước quạt, hơi lạnh sẽ tỏa ra khắp nhà chẳng khác gì điều hòa nhiệt độ.
Thay chăn, ga, gối
Thay đổi ga, đệm theo mùa cũng là cách để biến đổi nhiệt độ trong phòng. Trong khi đệm bông ép và chăn lông cừu phù hợp với mùa đông thì mùa hè nên thay bằng chăn cotton cho thoáng mát hơn. Dùng gối hạt kiều mạch cũng sẽ giúp chiếc giường của bạn mát mẻ hơn bởi gối làm bằng hạt thoáng hơn, không giữ nhiệt như gối thông thường.
Bật quạt thông gió trong nhà
Nhiều gia đình hiện nay thường lắp đặt các thiết bị quạt thông gió trong nhà giúp lưu thông không khí nhanh chóng hơn, giữ cho nhà luôn thoáng đãng. Vào những ngày nắng nóng, việc bật quạt thông gió trong bếp hay nhà tắm rất cần thiết vì nó giúp đẩy luồng không khí nóng do nấu ăn hoặc sau khi bạn tắm ra ngoài ngôi nhà của bạn.
Không sử dụng lò nướng
Sử dụng lò nướng hoặc bếp nướng vào mùa hè sẽ khiến ngôi nhà của bạn thêm nóng. Lời khuyên cho bạn là hãy sử dụng các thiết bị nấu nướng phù hợp theo mùa. Nếu nhất định phải làm món nướng thì bạn hãy nướng ở ngoài trời.
Để quạt trần quay ngược chiều kim đồng hồ
Ít người biết rằng chiều quay của quạt trần có thể điều chỉnh theo mùa. Đặt chế độ cho quạt quay ngược chiều kim đồng hồ vào mùa hè sẽ giúp quạt quay mạnh hơn, luồng gió tạo ra mát hơn.
Sử dụng quạt, điều hòa hợp lý
Bạn nên điều chỉnh cánh quạt sao cho gờ trước của cánh quạt cao hơn nhằm tạo gió và lưu thông không khí tốt hơn. Thay vì cho quạt dừng một chỗ nên điều chỉnh quạt quay đều các phía để tạo không khí thoáng đãng cho cả phòng.
Bạn cũng không nên lạm dụng điều hòa hay quạt điện quá mức. Khi sử dụng điều hòa mà nhiệt độ phòng đã dịu hơn, nên tăng nhiệt độ ở mức 25-26 độ C, vừa khiến phòng thoáng mát vừa đủ, lại tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
Dùng tấm che ướt trước cửa sổ
Khi không khí đi qua tấm che ướt, hơi ẩm sẽ làm mát căn phòng của bạn. Những tấm che có màu càng tối, càng hấp thụ nhiệt hiệu quả hơn.
Đặt bát nước trong phòng
Khách có thể không hiểu tại sao bạn lại để các bát nước khắp nơi trong nhà. Bạn có thể giải thích với họ rằng nước bốc hơi làm nát không khí đặc biệt vào mùa hè.
Máy hút ẩm
Thiết bị này cũng có tác dụng làm mát phòng ngủ, đặc biệt những vùng có độ ẩm cao. Ngoài ra, nó cũng giúp loại bỏ những yếu tố gây dị ứng đối với những người nhạy cảm.
Tác giả: