Sử dụng đũa mốc gây bệnh, đúng hay sai?
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Y học Hạt nhân (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết mốc trong các loại thực phẩm như lạc, đỗ, ngô có chứa độc tố aflatoxin. Aflatoxin là một loại độc tố vi nấm được một số loại nấm mốc Aspergillus sản sinh tư nhiên. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra khoảng 16 loại aflatoxin khác nhau. Trong đó, aflatoxin B1 là loại mạnh nhất. Aflatoxin có thể gây độc cho gan, dẫn tới K gan.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định trong đũa mốc, thớt mốc có chứa aflatoxin. Dù vậy, việc sử dụng đũa mốc, thớt mốc không sạch có thể dễ gây ra các bệnh lý cấp tính và ngộ độc khác.
Mẹo làm sạch đũa gỗ bị mốc
- Muối ăn
Hãy bắc một nồi nước lên bếp, thêm một chút muối trằng vào nồi. Bỏ những đôi đũa mốc cần làm sạch vào nồi và bật bếp, đun cho nước sôi khoảng 15 phút.
Sau đó, vớt đũa ra và dùng khăn lau khô. Phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một ngày.
- Dùng chanh
Chanh không chỉ sử dụng trong nấu nước mà còn là một nguyên liệu có công dụng giúp làm sạch đồ dùng trong nhà.
Bạn có thể dùng chanh để làm sạch đũa gỗ.
Đầu tiên, hãy vắt nước cốt chanh và pha loãng với nước sôi. Ngâm đũa trong nước này khoảng 10-15 phút. Nếu thấy nước nguội, bạn có thể đổ thêm nước sôi vào để ngâm đũa.
Sau đó, vớt đũa ra và lau khô nước. Đem đũa phơi thật khô dưới ánh nắng mặt trời rồi mới cất đi.
- Giấm và mật ong
Sự kết hợp của giấm và mật ong sẽ giúp làm sạch đũa mốc, làm đũa sáng bóng hơn.
Bạn có thể cho giấm và mật ong vào bát nước to, khuấy đều cho các chất hòa vào nhau. Sau đó, lấy một chiếc khăn sạch nhúng vào hỗn hợp này, vắt khăn còn hơi ẩm rồi lau đũa cho đến khi không còn nấm mốc.
Sau khi lau bằng hỗn hợp giấm và mật ong, bạn hãy phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời cho thật khô.
- Baking soda
Baking soda có tác dụng làm sạch rất tốt. Bạn có thể trộn đều baking soda với nước cốt chanh. Thoa hỗn hợp này lên đũa và đem phơi dưới nắng khoảng 30 phút.
Sau đó, rửa lại đũa bằng nước nóng, phơi thật khô dưới nắng rồi cất đi.
Một số lưu ý khi sử dụng đũa gỗ
Bạn không nên ngâm đũa gỗ trong nước quá lâu. Sau khi ăn, hãy rửa sạch đũa, phơi khô ráo rồi mới cất đũa vào giỏ đựng.
Giỏ đựng đũa cũng cần được vệ sinh thường xuyên.
Bạn cũng cần thay đũa từ 4-5 tháng/lần.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Mẹo hay với lưới bọc hoa quả, giúp tiết kiệm rất nhiều tiền
-
7 nguyên liệu tự nhiên có tác dụng trừ sâu, ai muốn trồng rau sạch, an toàn nhất định phải biết
-
Lấy hạt tiêu ngâm với giấm trắng, giải quyết ngay 3 vấn đề quan trọng nhà nào cũng gặp
-
Làm theo cách này, bảo quản ớt nửa năm vẫn tươi ngon, không hỏng
-
Rắc bột giặt lên vỏ chuối, giải quyết nhiều vấn đề nhà nào cũng gặp, ai cũng muốn học theo