Ăn mì tôm quá thường xuyên
Cái gì nhiều cũng không tốt. Ăn mì tôm thường xuyên, đặc biệt là ăn thay bữa chính có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nóng trong, nổi mụn.
Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là tinh bột, giàu carbonhydrates và chất béo bão hòa, rất ít chất xơ và đạm.
Bạn khôgn nên ăn mì tôm quá 2 lần/tuần và nên ăn kèm rau xanh, thịt, trứng để cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều nước, ăn thêm trái cây để thanh nhiệt cho cơ thể, hạn chế nóng trong, nổi mụn.
Ăn mì tôm úp thay cho bữa sáng
Ăn mì úp vào bữa sáng là thói quen của rất nhiều người. Cách chế biến này vừa đơn giản lại tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, một gói mì tôm cho bữa sáng không thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng và năng lượngc ho cơ thể hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, duy trì thói quen này lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Khi ăn mì tôm vào bữa sáng, bạn nên bổ sung thêm các loại rau, thịt... để cung cấp đủ năng lượng giúp cơ thể làm việc hiệu quả.
Ăn mì tôm sống
Mì tôm sống là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mì tôm được sản xuất theo cách chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Ăn mì tôm sống sẽ gây ra đầy bụng và tăng cân mất kiểm soát. Do đó, nấu vì tôm với nước trước khi ăn là cách sử dụng an toàn hơn cho sức khỏe.
Ăn mì tôm trước khi đi ngủ
Ăn mì tôm buổi tối không hề tốt cho sức khỏe. 2 tiếng sau khi ăn, dạ dày vẫn chưa thể tiêu hóa hết lượng mì tôm bạn đã nạp vào. Đặc biệt, năng lượng từ mì tôm không được tiêu hoa mà tích tụ lại khi bạn ngũ và khiến bạn tăng cân, tích mỡ.
Sử dụng gói dầu gia vị có sẵn trong gói mì tôm
Gói dầu gia vị có thể giúp món mì tôm của bạn hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nó không thật sự tốt cho sức khỏe. Gói dầu này thường được làm từ dầu tinh luyện và các hương liệu. Chúng không hề tốt với cơ thể. Do đó, bạn nên vứt bỏ gói dầu gia vị khi ăn mì tôm. Để tạo thêm hương vị hấp dẫn cho món mì, hãy thêm rau, nấm và các loại thịt.
Tác giả: