Tiểu Bảo hiện đang học lớp 3 tại một trường danh tiếng. Tuy nhiên, dạo trước cậu bé này thường xuyên kêu bụng nên được gia đình đưa đến bệnh viện để khám.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Tiểu Bảo bị ung thư thận khiến mọi người nghe xong đều bàng hoàng lo lắng. Và ai cũng thắc mắc rằng, tại sao cậu bé lại mắc căn bệnh quái ác khi tuổi đời còn quá trẻ như thế?
Theo như lời kể của người thân, do cha mẹ đều là công nhân viên chức bận bịu đến mức mỗi ngày không lo kịp bữa sáng cũng như chuẩn bị không kịp bữa tối cho cậu bé. Vậy nên, thực đơn quen thuộc của cậu bé là bánh mì, một ngày không dưới 5 lát ăn bất kể sáng hay tối.
Do đó, đây chính là nguyên nhân khiến các tế bào ung thư hình thành trong người cậu bé mà cha mẹ không hề hay biết, vì họ không nhận thức được việc tiêu thụ ngũ cốc tinh chế, đặc biệt là bánh mì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận.
Món ăn hại thận
1. Đồ ăn mặn
Tuy muối là một loại gia vị không thể thiếu trong quá trình nấu nướng và iod cũng là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, nhưng các bác sĩ kiến nghị mọi người không nên ăn quá nhiều các món mặn.
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc hấp thu quá nhiều muối sẽ làm tăng hàm lượng protein trong nước tiểu. Đây được coi là tín hiệu nguy hiểm đối với chức năng thận.
Chưa dừng lại ở đó, đồ ăn mặn sẽ làm tăng áp lực lên thận, gây hại cho cơ quan này và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.
Theo các nhà khoa học, mỗi ngày chúng ta chỉ nên hấp thu không quá 6g muối. Hơn nữa, trong rất nhiều thực phẩm thường có sẵn thành phần Natri, nên lúc chế biến tốt nhất không nên cho nhiều muối.
Đặc biệt, mì ăn liền là loại thực phẩm có chứa lượng hàm lượng muối cao. Vì thế khi chế biến bạn nên hạn chế cho thêm quá nhiều gia vị.
2. Trà đặc
Trà đặc có chứa hàm lượng flo khá cao, mà thận lại là cơ quan chủ chốt trong cơ thể chịu trách nhiệm lọc flo.
Do đó, nếu cơ thể hấp thu lượng flo vượt qua khả năng bài tiết của thận, nguyên tố này sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây hại cho thận và nhiều cơ quan khác.
3. Cà phê
Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, uống cà phê làm tăng thành phần canxi trong nước tiểu, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc sỏi thận và loãng xương.
Đặc biệt, canxi trong nước tiểu là thành phần quan trọng cấu thành sỏi thận. Vì thế, lượng canxi càng nhiều, nguy cơ mắc sỏi thận càng tăng cao.
Bởi vậy, người bị bệnh sỏi thận mỗi ngày không nên uống quá 2 cốc cà phê, tức là không vượt quá 0,45 lít cà phê.
Người bình thường cũng được khuyến cáo không nên uống quá 1 lít cà phê mỗi ngày. Do cà phê làm cản trở quá trình hấp thu canxi trong cơ thể và làm tăng nguy cơ loãng xương.
Tác giả: