Mới 5 tháng đi tiểu ra máu lẫn mủ, sỏi đầy bàng quang vì mẹ cho ăn thứ này

( PHUNUTODAY ) - Dù chỉ mới 5 tháng bé đã đi tiểu ra máu lẫn mủ, sỏi đầy bàng quang vì mẹ cho ăn thứ này, hãy lưu ý để tránh tự hại con mình.

Ngày 3/12, tại bệnh viện Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã tiếp nhận bé Xiaowen (5 tháng tuổi) trong tình trạng cơ thể bé bị sưng vù, bàng quang trống rỗng, đã hơn 20 giờ không có nước tiểu.

Qua kiểm tra kết quả siêu âm, các bác sĩ phát hiện bé bị suy thận cấp do tắc nghẽn niệu quản hai bên. Ngay sau đó, một cuộc phẫu thuật đã diễn ra. Sau khi niệu quản được đưa vào, một lượng lớn nước tiểu có máu, mủ được trộn với sỏi và đổ vào bàng quang. May mắn, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, Xiaowen đã được lấy hết các viên sỏi, chức năng thận dần trở lại bình thường, sức khỏe của bé đã có dấu hiệu tốt hơn.

Nhưng vấn đề được các bác sĩ đặt ra làm sao một đứa trẻ chỉ mới 5 tháng tuổi đã bị sỏi thận?

Ông Trương – người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho biết: “ Trẻ bị sỏi thận sớm thường gặp ở những bé bị dị tật tiết niệu bẩm sinh, nhưng trong trường hợp của Xiaowen, sức khỏe cô bé hoàn toàn bình thường, tôi không nhìn thấy bất kỳ dị tật nào. Nói một cách thẳng thắn, nguyên nhân trẻ bị sỏi thận có thể do chế độ ăn uống hằng ngày của bé ”.Theo đó, cô Weng (mẹ bé Xiaowen) cũng thừa nhận: “ Vì thấy con gầy gò ốm yếu, nên từ khi Xiaowen được 3 tháng tuổi, gia đình bắt đầu cho bé ăn dặm bổ sung để giúp bé dễ dàng tăng cân hơn ”.

Trước đó, tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cũng phẫu thuật nội soi dùng tia laser tán sỏi kẹt niệu đạo cho bé trai 5 tháng tuổi người dân tộc Ma Koong, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Bé bị sỏi thận 2 bên, sỏi bàng quang và sỏi kẹt ở niệu đạo do mẹ bận đi làm nên được cho ăn dặm sớm.

Những viên sỏi được gắp ra khỏi cơ thể béXiaowen

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

1. Thời điểm ăn dặm

Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 4-6 tháng tuổi. Tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất cần để bé bắt đầu ăn dặm, con bạn còn cần phải có thể ngồi lên (với sự hỗ trợ từ người lớn), quay đầu đi nơi khác và có thể nhai.

2. Bạn vẫn nên cho bé uống sữa mẹ/sữa bột

Trẻ em thường không thể ăn nhiều thức ăn rắn ngay lập tức. Vì vậy, hãy nghĩ rằng thức ăn rắn ở giai đoạn này sẽ là một món thêm vào, chứ không phải là sự thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ hoặc sữa bột. Hãy nhớ rằng, bạn đang tập cho bé ăn dặm chứ không phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống của bé.

3. Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm bằng ngũ cốcBạn không cần phải quá cứng nhắc trong việc chọn thực phẩm rắn cho bé. Bạn có thể bắt đầu bằng ngũ cốc đã được tăng cường chất sắt dành riêng cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như gạo, để bé có thể dễ dàng ăn mà không xảy ra hiện tượng dị ứng như các loại ngũ cốc khác. Bạn có thể trộn chúng với sữa bột hoặc sữa mẹ cho đến khi bé quen dần với loại thức ăn mới này.

4. Hãy cho bé thời gian để làm quen với thức ăn dặm

Đối với chúng ta việc ăn thức ăn rắn là một điều hết sức tự nhiên, nhưng đây lại là một việc hết sức mới mẻ với bé bởi cho đến lúc này, bé chỉ có thể uống chất lỏng. Bé sẽ cần thời gian để làm quen với muỗng và cả cảm giác có thức ăn rắn trong miệng.

Vì vậy, đừng mong đợi bé sẽ ăn rất nhiều hoặc toàn bộ mà hãy biết rằng bé chỉ có thể ăn một hoặc hai muỗng cà phê tại một thời điểm mới bắt đầu. Thay vì cố gắng để bé ăn được một lượng cụ thể thì bạn hãy tập cho bé làm quen với trải nghiệm mới này trước.

5. Cho bé bắt đầu ăn trái cây và rau quả cùng lúc

Trái cây, rau, ngũ cốc và thậm chí cả các loại thịt xay nhuyễn có thể cùng có mặt trong thực đơn của bé. Bạn có thể cho bé ăn tất cả chúng cùng một thời gian để xem xét phản ứng của bé. Nếu bé không ăn vào lúc đầu, hãy thử lại vào lần sau. Hãy báo cho bác sĩ nhi khoa biết nếu bạn nghĩ con mình có thể bị dị ứng thực phẩm. 

Tác giả:

Tin nên đọc