Con sinh ra bình thường, nhưng 1 tuổi lại được chuẩn đoán bị bại não
Sau 2 năm kết hôn, Tiểu Tuệ (Trung Quốc) mới có với chồng 1 đứa con trai. Sau khi sinh, cô quyết định nghỉ việc, ở nhà toàn tâm chăm sóc cho con. Được chăm bẵm dưới bàn tay mẹ, con trai cô vô cùng đáng yêu, mập mạp.
Thế nhưng gần đây, Tiểu Tuệ phát hiện con mình không còn hoạt bát, hiếu động như ngày trước. Đôi mắt linh hoạt, nhí nhảnh ngày nào giờ chỉ ngây dại chăm chăm 1 chỗ. Đáng nói, 1 tuổi, những đứa trẻ khác đã bi bô học nói, nhưng con trai cô thì mãi chẳng biết nói từ nào.
Lo lắng, Tiểu Tuệ bèn đưa con đến bệnh viện khám. Sau khi làm xét nghiệm, kết quả khiến cô ngã quỵ: con trai cô bị bại não. Tại sao lại vậy? Khi cô mang thai, mọi chỉ số của con đều bình thường. Thậm chí con cô sinh ra cũng hoàn toàn khỏe mạnh cơ mà.
Vén màn bí mật đau lòng
Qua tìm hiểu, bác sĩ biết được, nhà của Tiểu Tuệ khá cũ và ẩm ướt, nên thường có nhiều gián và côn trùng. Khi con được 3 tháng tuổi, Tiểu Tuệ bắt đầu rải viên băng phiến gần như khắp nhà. Trong tủ quần áo, dưới gầm giường, thậm chí trên đầu giường để đuổi côn trùng. Cách làm ấy do cô học được từ dưới quê. Thấy nhiều người dùng nhưng không hại sức khỏe, nên cô đã áp dụng.
Không ngờ, Tiểu Tuệ định dùng băng phiến để bảo vệ con, nhưng lại làm hại con mình. Theo bác sĩ, băng phiến là một đồ vật rất độc hại, đặc biệt với trẻ em. Trẻ càng nhỏ, cơ thể càng yếu ớt thì mức độ chịu ảnh hưởng của độc tố càng nghiêm trọng. Không chỉ bị bại não, trẻ còn có thể tử vong nếu bị ngộ độc băng phiến nặng.
Ngăn chặn tác hại của băng phiến như thế nào?
Cách ngăn chặn tác hại của băng phiến hiệu quả nhất, chính là gia đình có con nhỏ không nên sử dụng sản phẩm này. Trong trường hợp muốn phòng chống chuột, gián, côn trùng, bạn có thể sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên an toàn như phèn chua, bột giặt, hành tây, tía tô,…
Nếu trẻ vô tình nuốt phải băng phiến, cha mẹ không được cho trẻ uống sữa với mục đích gây ói mửa. Thay vào đó, bố mẹ nên sử dụng trà hoặc nước lọc. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra để đề phòng tình huống xấu, dù trẻ đã nôn ra được băng phiến hay chưa.
Tác giả: