Mức đóng bảo BHXH bắt buộc áp dụng từ tháng 8/2023, người lao động biết kẻo thiệt thòi

( PHUNUTODAY ) - Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2021 vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ) cụ thể như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ - TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

   

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, doanh nghiệp sẽ đóng 21.5%, người lao động sẽ đóng 10,5%. Nếu tính gộp để người lao động đóng hết 32% là sai.

Cách tính lương cho người lao động trong doanh nghiệp ?

Tiền lương là khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu năm 2023.

Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Hình thức trả lương quy định theo Điều 96 của Bộ luật lao động được hướng dẫn cụ thể theo Điều 54 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động.

Vì bạn không nói rõ hình thức nên chúng tôi đưa ra tư vấn trong các trường hợp sau:

Hình thức trả lương theo thời gian

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

+ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc

+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.

Trường hợp hợp đồng thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

+ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc.

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật lao động.

Thực tế trong các doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 cách tính lương như sau:

Lương tháng = Lương + phụ cấp (nếu có)/26 x ngày công thực tế làm việc

(Doanh nghiệp tự quy định số ngày công là 24 hoặc 26, nếu là 24 thì sẽ chia cho 24)

Theo cách tính lương này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau. Có tháng 28, 30, 31 ngày, nên có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 ngày và cũng có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất. Điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn cao.

Ngày công chuẩn doanh nghiệp quy định là 24 hoặc 26 ngày tưởng chừng là cố định, nhưng thực tế lại làm lương của người lao động biến động)

Tác giả: Mộc