Muốn ăn khoai lang giảm cân, chị em nên ghim ngay một số lưu ý cơ bản sau

( PHUNUTODAY ) - Ăn khoai lang một lượng vừa đủ sẽ giúp chị em kiểm soát được lượng calo nạp nhưng ăn ăn sai thời điểm hoặc sai cách có thể gây hại.

Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Loại củ này hứa lượng calo thấp hơn nhiều so với gạo trắng, phù hợp để thay thế trong các bữa ăn hàng ngày.

Khoai lang chứa lượng nước bù nước cho các tế bào và hỗ trợ quá trình trao đổi chất nhờ đó hạn chế chất béo tích tụ trong cơ thể, cân bằng độ pH, loại bỏ các chất có hại.

Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Quan trọng nhất, khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như vitamin C, kali, calci… Tuy nhiều dinh dưỡng song calo và đường huyết trong khoai lang lại rất thấp. 100g khoai lang chỉ chứa khoáng 85 calo, đường huyết ở mức 50.

Cách ăn khoai lang giảm cân được chuyên gia khuyên dùng

Ăn khoai lang cả vỏ

Vỏ khoai lang có nhiều chất xơ nhất, cùng với các hợp chất nhầy protein không chỉ giúp giảm cholesterol trong máu mà còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ làm đẹp da và cải thiện sức khỏe tổng thể. 

Để lạnh khoai lang sau khi nấu

Sau khi nấu, hãy để nguội rồi cho vào tủ lạnh từ 1-2 giờ trước khi dùng. Quá trình làm lạnh này giúp khoai lang hình thành tinh bột kháng – một loại tinh bột khó tiêu hóa, làm giảm lượng calo hấp thụ và thúc đẩy cảm giác no lâu hơn. 

Sau khi nấu, hãy để nguội rồi cho vào tủ lạnh từ 1-2 giờ trước khi dùng.

Thay thế một bữa chính bằng khoai lang

Có thể thay bằng 100g khoai lang hấp, chỉ khoảng 115 calo. Không chỉ giảm calo nạp vào, khoai lang còn cung cấp chất xơ và các vitamin. 

Chọn cách chế biến phù hợp

Hấp khoai ở nhiệt độ khoảng 100°C không chỉ giữ được độ mềm ẩm, mà còn bảo toàn tối đa các chất dinh dưỡng có lợi. Ai muốn giảm cân nên tránh xa khoai lang chiên vì dầu mỡ sẽ làm tăng lượng calo đáng kể, gây phản tác dụng trong quá trình giảm cân.

Sai lầm cần tránh khi ăn khoai lang giảm cân

Chị em không ăn khoai lang khi còn sống hoặc chưa chín kỹ bởi tinh bột trong khoai lang chưa được phân hủy hoàn toàn, dễ gây đầy hơi, khó tiêu.

Tránh ăn khoai lang khi bụng đói vì axit trong khoai lang dễ gây kích thích dạ dày, dẫn đến cảm giác đầy bụng, buồn nôn.

Không nên ăn quá nhiều khoai cùng lúc vì khoai lang chứa tinh bột, nếu ăn quá mức sẽ làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, gây tăng cân. 

Khoai lang rất tốt cho quá trình ăn kiêng, giữ dáng song không nên ăn mỗi khoai lang mà bỏ qua các thực phẩm khác. Với hàm lượng carbohydrat và chất xơ nhất định, khoai lang chỉ nên dùng thay thế cho cơm trắng hoặc thay cho một phần rau củ. 

Tác giả: Hạ Anh