Muốn hạnh phúc phải biết nhận ra và loại bỏ những điều khiến ta không hạnh phúc
Trong Phật giáo cho rằng, muốn xây dựng đời người hạnh phúc, trước hết phải loại trừ đi các nhân tố khiến ta không hạnh phúc.
Điều thứ nhất, nhận thức sai lầm, quan niệm điên đảo
Nếu không tin vào nhân quả, làm xằng làm bậy, hoặc không hiểu rõ vô thường, cho rằng hết thảy của thế gian đều là vĩnh viễn không đổi thay, ví như nói chấp trước vào cái sắc thân này, cho rằng có thể sống mãi không già, không bao giờ biến đổi, mỗi ngày đều đi trang điểm cho nó.
Nhưng thật ra, hết thảy các pháp hữu vi nơi thế gian đều là bởi nhân duyên hòa hợp mà sinh khởi, là biến đổi theo thời gian, vốn không phải là bản thân ta, cũng không phải sở hữu của ta, đều là vô thường cả, như trong cuốn “Vạn thiện đồng quy tập” có nói:
“Vô thường tấn tốc, niệm niệm thiên di, thạch hỏa phong đăng, thệ ba tàn chiếu, lộ hoa điện ảnh, bất túc vi dụ”.
Tạm hiểu là: “Vô thường biến đổi mau; từng niệm nối tiếp nhau; đá lửa gió đèn đó; sóng hết ánh lửa tàn; sương hoa là bóng ảnh; chẳng có gì nói thêm”. Đây đều nói rõ đạo lý vô thường của đời người.
Điều thứ hai, chấp trước vào cái tôi quá mạnh mẽ
Lấy bản thân làm trung tâm đối mặt với hết thảy của thế gian; hoặc là chấp trước vào những gì mình có được là của bản thân, như chấp vào thân thể là thuộc về ta, chấp vào danh tiếng là thuộc về ta, chấp vào của cải là thuộc về ta. Chúng ta cần phải biết rằng mọi phiền não đều là “chấp vào cái tôi” mà khởi nên, chính như “Duy Thức thuật ký” nói:
“Sở dĩ nhiều chướng ngại phiền não, đều là bởi cái chấp ngã của ta mà sinh ra những phiền não này, nếu không chấp vào cái tôi quá, thì sẽ không còn phiền não để nói đến nữa”. Chấp trước là căn nguyên của mọi đau khổ, là nguyên nhân khiến chúng ta không thể giải thoát được khỏi luân hồi sinh tử. Chúng ta nếu muốn cuộc đời của mình sống được an vui, sinh mệnh có được giải thoát cuối cùng, đắc được đại tự tại, thì cần phải phá trừ chấp trước vào cái tôi và những gì mình đã có.
Điều thứ ba, hãy buông bỏ tâm thái bi thương hối hận
Rất nhiều người sở dĩ thống khổ là bởi vì họ luôn nghĩ đến những điều xấu, tiêu cực đã xảy ra.
Nếu một việc gì đó không đúng đắn hay mình đã làm sai, đã nhận thức được rồi thì hãy nhìn về phía trước để bước tiếp. Nếu chỉ ngồi đó mà hối hận thì bạn sẽ chỉ chìm trong sự dày vò đó mà thôi!
Điều thứ tư, hãy buông bỏ việc tranh luận
Khi bạn khăng khăng tham gia vào tranh luận đúng sai, hãy hỏi lại mình xem làm như vậy có thực sự tốt không? Nó thực sự đem lại lợi ích chó cả mình và người khác sao?
Nhiều người không nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai, mà chỉ tranh luận vì hiếu thắng, điều này sẽ chỉ đem lại cho bạn và người khác áp lực và sự thống khổ.
Tác giả: