Hạn chế mua bán với bạn bè
Jack Ma từng nói: "Đừng bao giờ bán hàng cho người thân, họ hàng". Trên thương trường không có bạn bè. Bạn có biết không, đa số những người kinh doanh thất bại vì bị chơi xấu, bị tiểu nhân hãm hại đều mắc một lỗi rất lớn, đó là quá tin cậy người bên cạnh mình. Đa số những người có thể thành công giở trò gian lận, hãm hại họ đều là bạn bè hoặc người quen của họ.
Vì vậy, điều đầu tiên khi làm kinh doanh: Cố gắng hạn chế hợp tác với bạn bè, người quen. Nếu không thể tránh được, vậy dù có là anh em thân thuộc hay bạn bè lâu năm đi nữa thì mọi thứ về tài khoản, sổ sách phải được tính rõ ràng. Việc công ra việc công, việc tư ra việc tư, không được xáo trộn. Có như thế mới tránh được thảm cảnh bị chính người quen ra tay hãm hại.
Bạn nên nhớ, đây không phải là ý nghĩ cực đoan, dù bạn có tin vào nhân phẩm của họ, cũng nên chừa đường lui sau này. Dù có hợp tác với nhau thì mọi thứ cũng phải rõ ràng, đỡ sau này có chuyện tranh chấp hay xung đột lại khó giải quyết. Đời là vô thường, sẽ chẳng ai biết chuyện tương lai thế nào đâu.
Kín miệng, việc gì không nên nói thì đừng để lộ, đặc biệt là bí mật thương nghiệp
Đã là bí mật thương nghiệp thì chắc chắn sau khi bạn đầu tư một lượng lớn về tài lực, vật lực và nhân lực mới có thể nắm bắt được. Nó cũng liên quan rất lớn đến việc công ty có thể thành công và kiếm được số tiền lớn hay không. Do đó, đã là người làm ăn thì nên biết nắm bắt những "tâm kế" cơ bản, cũng như giữ bí mật về các vấn đề của công ty, đặc biệt là những việc cơ mật, không nên dễ dàng nói với bất kỳ ai.
Đừng ham lợi nhỏ trước mắt để phải ăn "quả đắng" sau này
Đừng để lòng tham điều khiển con người bạn. Lý do tại sao những kẻ lừa đảo thương nghiệp hay các đối thủ cạnh tranh thường thành công? Đó là vì họ biết đánh vào yếu tố tâm lý của những nhà kinh doanh tham lam, chỉ biết ham lợi nhỏ trước mắt. Những người chiếm được số tiền lời nhỏ kia vì lòng tham, ham lợi nhuận lớn nên sẽ chủ động tới gần những kẻ lừa đảo kia, và kết quả thu được chỉ là một khoản thiệt thòi lớn.
Muốn ăn "cái bánh lớn" thì: Một là bỏ công sức ra làm. Hai là kiếm thật nhiều tiền để mua nó
Trên đời này không có thứ gì là miễn phí. Khi kinh doanh, cho dù ở khâu sản xuất, quản lý hay tiếp thị, thứ được chú trọng nhất vẫn luôn là kết quả, là lợi nhuận. Đừng bao giờ nghĩ đến việc phát tài mà không cần bỏ sức lao động. Nếu không, không thể tránh khỏi thất bại.
Làm cách nào để có thể tạo ra hàng loạt nhân tài kiếm tiền cho mình?
Phương pháp của người Do Thái là: Dụng công bồi dưỡng nhân tài ở từng bộ phận trở thành người quản lý trong kinh doanh. Nghĩa là ở từng bộ phận đều sẽ có chuyên gia ở công đoạn ấy.
Tuy nhiên ở đây có một điểm, bất kể một doanh nhân thành công nào cũng đều bắt đầu từ việc làm thuê. Nhưng không có nghĩa vì thế mà họ sẽ đi làm công cả đời. Đến thời điểm chín muồi, họ sẽ tự tách ra kinh doanh độc lập, tự gây dựng sự nghiệp cho bản thân mình.
Quy trình sản xuất trong một doanh nghiệp là: Làm thuê cho người khác → Làm kinh doanh riêng → Tạo dựng doanh nghiệp riêng → Hợp tác làm ăn
Dù rất có chí làm giàu nhưng người Do Thái vẫn tin vào giáo dục và tri thức. Họ cho rằng một người giáo viên thậm chí còn vĩ đại hơn cả quốc vương. Có một điều đặc biệt là người Do Thái rất yêu quý sách, thậm chí sùng bái sách, coi sách là bảo bối cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường, nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách.
Họ cũng tin tưởng tuyệt đối vào Thượng Đế. Họ coi học tập chính là sự thể hiện của niềm tin vào Thượng Đế. Họ cho rằng: “Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức hạnh“. Bởi thế, với họ, kiếm tiền không phải là mục đích đời người mà giáo dục mới là cốt lõi để cải biến số phận.
Hơn 2.000 năm lưu lạc khắp góc bể chân trời, người Do Thái bị tước đoạt tất cả thân phận, của cải, địa vị nhưng chỉ có 2 thứ là không ai đụng đến được. Đó chính là: sách và tri thức.
Tác giả: