Câu chuyện về nam sinh du học tài năng nhưng lại bị từ chối nhận việc tại tất cả các công ty
Bạn thân của tôi có một cậu em trai, gia đình rất có điều kiện nên cho cậu đi du học tại Mỹ. Vốn bản tính thông minh lanh lợi nên cậu luôn đạt thành tích cao trong các kỳ thi. Sau khi tốt nghiệp, nhận tấm bằng loại ưu, cậu quyết định xin việc và định cư tại Mỹ chứ không về nước. Cả nhà cậu du học sinh lẫn chị bạn thân của tôi đều tin chắc rằng cậu trai trẻ sẽ tìm được một công việc tốt, tương lai sau này rất tươi sáng, có thể làm rạng rỡ dòng họ.
Vậy mà đã nhiều tháng trôi qua, cả nhà nghe tin cậu buồn bã báo về rằng mình không được tuyển dụng dù đã nộp hồ sơ xin việc tại rất nhiều công ty. Ai nấy đều rất ngạc nhiên pha chút bối rối, không hiểu nguyên nhân vì sao.Khi hỏi ra thì cậu mới thuật lại rằng:
Mặc dù rất tự tin với thành tích học tập và tấm bằng loại ưu của mình, nhưng sau nhiều lần phỏng vấn tại các công ty, cậu đều bị bộ phận tuyểndụng lắc đầu từ chối. Sự tình này lặp đi lặp lại đã khiến cậu thất vọng và trởnên tức giận. Lần sau cùng, vì bất mãn, cậu đã lên thẳng phòng lãnh đạo phụ trách tuyển dụng của công ty nọ để hỏi rõ ngọn ngành. Và thật bất ngờ khi cậu được nghe lý do từ phía người phụ trách tuyển dụng, rằng:
Thực tế các công ty bên chúng tôi không hề phân biệt chủng tộc màu da, ngược lại còn rất hài lòng về trình độ học vấn của cậu. Xét về năng lực thì cậu chính là người mà công ty chúng tôi đang tìm kiếm. Tuy nhiên, khi kiểm tra lịch sử tín dụng của cậu, chúng tôi phát hiện rằng cậu đã ba lần bị phạt tiền vì tội trốn vé.
Lần đầu tiên là khi mới đến Mỹ một tuần, điều này có thể châm chước vì chúng tôi nghĩ cậu là người mới đến nên không hiểu luật. Nhưng thật đáng tiếc, cậu lại tiếp tục trốn vé thêm hai lần nữa. Vì điều đó nên phía công ty chúng tôi cho rằng cậu không tôn trọng quy tắc và lợi dụng những lổ hổng trong quy tắc để trục lợi cá nhân, sự việc này cũng đồng nghĩa như cậu không đáng tin tưởng.
Tuy cậu ra sức giải thích rằng, mình chỉ mới vi phạm ba lần và là lỗi nhỏ thôi, nhưng nhà tuyển dụng liên tục lắc đầu, họ nói rằng, chúng tôi tin trước khi bị phát hiện trốn vé ba lần, có lẽ cậu đã trốn vé được hàng trăm lần rồi. Người phụ trách tuyển dụng cũng nói thêm rằng, không chỉ riêng tại công ty của họ mà tất cả công ty khác tại Âu – Mỹ đều sẽ không thể tuyển dụng một người như cậu được.
Tại Mỹ khi bạn muốn đến nơi nào, đều có thể mua vé tự động theo lịch trình đã định, các bến xe hoạt động theo “phương thức mở”: không có cửa soát vé, cũng không có nhân viên soát vé, ngay cả đến khả năng kiểm tra vé đột xuất của hành khách cũng rất thấp. Vì khôn khéo, nên cậu biết rằng tỉ lệ để bị bắt vì tội trốn vé là rất thấp, nhưng lại không ngờ rằng mình đã phải trả mộtcái giá quá đắt như vậy.
Bước ra khỏi công ty, trong đầu cậu vẫn còn vang vọng mãi câu nói của nhà phụ trách điều hành tuyển dụng: “Đạo đức có thể bù đắp sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ lại không thể bù đắp được sự thiếu hụt về đạo đức”.
Một người dù ưu tú đến đâu, khi nhân cách không hoàn thiện thì cũng sẽ mất đi niềm tin tưởng và sự ủng hộ từ người khác. Nhưng một người có phong thái và đạo đức cao thì dù tài năng không vượt trội hơn những người khác mà lại thể có được tương lại tốt đẹp.
Sống trên đời, điều cần nhất là chữ "tâm"
Tâm là một khái niệm trừu tượng, không sờ mó được, nhưng lại luôn hiện hữu trong con người. Tuy ta vẫn thường nói người này có tâm, người kia vô tâm hoặc thất nhân tâm. Thực ra người vô tâm hoặc thất nhân tâm cũng vẫn có tâm, nhưng đấy là một cái “tâm xấu”.
Người vô tâm có thể là loại người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến người khác; còn người thất nhân tâm rõ ràng là hạng người xấu, là người có những hành động hoặc lời nói làm hại người khác. Người có tài mà không có tâm thì cái tài đó chỉ nhằm mang lại lợi ích cá nhân, không thể nào có ích cho cộng đồng xã hội được. Vậy tâm phải lành, phải tốt, phải trong sáng mới sản sinh ra được những lời nói hay, những việc làm tốt.
Trong đời thường chữ Tâm được hiểu nôm na là tấm lòng. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời khi nói đến tấm lòng, luôn nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của nó. Mấy chục năm trước, có lần ca sĩ Khánh Ly ra hải ngoại gặp ông, đã hỏi: “Thưa anh Trịnh Công Sơn, mấy năm trứơc anh đã nhắc nhớ em sống trên đời này phải có một tấm lòng.
Hôm nay, sau gần hai mươi năm anh em gặp lại nhau ở một nơi không phải là quê hương mình, em thực sự muốn biết đối với anh điều gì quan trọng nhất?”. Người nhạc sĩ tài hoa này đáp ngay: “Tấm lòng. Tất cả từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, con người sống với nhau cần có một tấm lòng, nghĩa là đối xử tốt với nhau, sống tử tế với nhau…”.
Kinh Pháp Cú có câu: “Chỉ có tự mình gây nên điều xấu, tự mình làm nhơ uế mình. Tự mình hủy bỏ điều xấu, tự mình làm mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay nhơ uế đều tùy thuộc ở mình. Không ai làm ai thanh tịnh được”.
Tác giả: