Khi nấu mì, hầu hết mọi người đều thả mì vào nồi nước sôi trước, rồi mới thả gói dầu ăn và gia vị. Còn theo chuyên gia, nên nấu mì như dưới đây:
Trước tiên, đun sôi một nồi nước, sau đó thả mì và xíu muối vào chần qua vì muối có tác dụng khiến dầu ăn trong mì kết tủa, dầu này khiến ta có cảm giác béo ngậy khi ăn mì. Đợi một lát cho sợi mì mềm, đổ mì ra rá.
Tiếp theo, cho gói rau thơm và gia vị vào một nồi nước, đun sôi. Lưu ý, tỉ lệ nước và tỉ lệ gia vị phải phù hợp để khi ăn cảm thấy vừa miệng. Việc nấu gia vị riêng như thế này làm dầu được chứa trong mì và tinh bột của mì không bị kết tủa, khiến nước mì rất trong, thanh, không bị đặc, có mùi thơm hấp dẫn hơn.
Cuối cùng, khi nồi nước được đun sôi, lúc này cho mì đã chần ở bên trên vào, thêm một số nguyên liệu mà bạn thích ăn như thịt, giăm bông, xúc xích, rau, đảo đều rồi cho ra khỏi bát. Lưu ý là các nguyên liệu cho thêm vào cũng cần phải được nấu chín trước.
Lúc này bạn đã có thể cho mì ra bát và thưởng thức rồi!
Chú ý khi ăn mì
Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
"Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra", bác sĩ Lâm khuyên.
Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...
Tác giả: