Để thịt sống trong tủ lạnh quá lâu
Với thịt gia súc, gia cầm và hải sản, USDA khuyến cáo không nên để lạnh quá hai ngày. Trong khi đó, thịt nướng, đã qua chế biến có thể kéo dài thời gian bảo quản lên tới năm ngày mà không làm thất thoát quá nhiều dinh dưỡng và hương vị đặc trưng.
Rã đông thịt sai cách
Không nên để thực phẩm tự rã đông ở nhiệt độ phòng vì dễ sinh sôi vi khuẩn dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy. Không cho thực phẩm đông lạnh vào dầu nóng để rã đông hoặc nấu khi thịt chưa rã đông sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Nếu nấu quá lâu, thịt bị nát, hỏng và mất vị ngon.
Thực phẩm sau khi rã đông phải chế biến ngay, tránh cấp đông trở lại và không giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu. Có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông ở nhiệt độ thích hợp. Bọc kín thực phẩm trong túi nilon để chất dinh dưỡng không bị mất đi hoặc có thể cho thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ. Không sử dụng nước nóng để rã đông sẽ làm hỏng thịt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Sử dụng thớt gỗ đã mòn thái thịt
Khi chế biến, nên hạn chế dùng thớt gỗ mòn để thái thịt. Thớt cũ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, từ đó dễ dàng bám vào những kẽ nhỏ của thịt gây hại. Không sử dụng chung thớt cho thịt sống và thịt chín. Nguyên nhân, thịt sống để lại vi khuẩn trên tất cả mọi thứ nó chạm vào, kể cả thớt, xoong nồi và tay. Vì thế nước rửa thông thường sẽ không thể làm sạch hoàn toàn. Để đảm bảo tốt nhất nên có hai thớt riêng biệt cho thịt và rau, đồ sống, đồ chín, hoặc dùng nước nóng, dầu rửa khử trùng thớt khi bạn chuyển sang xử lý thực phẩm tiếp theo.
Thêm nước lạnh khi đang luộc thịt
Khi luộc thịt, nên đong lượng nước vừa đủ, hạn chế thêm nước lạnh khi nước luộc thịt đã sôi. Theo các chuyên gia, trong thịt và xương có chứa nhiều protein và chất béo, nếu cho nước lạnh vào trong khi đang chế biến sẽ làm cho nhiệt độ nước giảm đột ngột, protein và chất béo ngay lập tức bị kết tủa. Các rãnh, khe hở của thịt và xương sẽ co lại, dễ nhiễm khuẩn. Mùi vị tươi ngon của thịt và xương cũng bị ảnh hưởng.
Ăn thịt tái
Khi thịt chỉ được chần qua mà không được nấu chín sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh. Các loại này thường ký sinh ở gan và đường mật, sán lá gan lớn là loại sán dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh. Vì vậy, bất cả các loại thịt hay tất cả các loại thực phẩm cần được rửa sạch, chọn kỹ, rõ nguồn gốc trước khi chế biến. Nên bỏ thói quen ăn thịt tái chín hoặc chưa nấu chín.
Nấu thịt quá chín
Tất cả các loại thức ăn cần nấu chín trước khi ăn, tuy nhiên nấu chín quá mức lại là điều không tốt, nhất là với thịt.
Nhiều gia đình có thói quen đun thịt, ninh xương âm ỉ trên bếp thật lâu để cho thịt càng mềm, ngon... Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, ở nhiệt độ 200 – 300 độ C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic. Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt vứt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
Thái thịt ngay khi chín
Sau khi luộc, bạn không nên thái ngay bởi nước chưa kịp thoát ra ngoài; khiến thớ thịt không đẹp mắt. Tốt nhất, nên đợi khoảng 5-10 phút cho thịt lợn và khoảng 20 phút cho món gà luộc.
Tác giả: