Người bán bưởi lâu năm tiết lộ cách bảo quản ‘chuẩn’ để cả năm không thối, bưởi ngày càng xuống nước ngọt lừ

( PHUNUTODAY ) - Cuối năm là thời điểm người trồng bưởi vào vụ thu hoạch. Để thu hái và bảo quản bưởi sau thu hái tự nhiên không cần đến thuốc người trồng bưởi cũng phải có bí quyết thu hái và bảo quản lâu dà, bảo đảm chất lượng. Hãy xem họ tiết lộ bí quyết này như thế nào nhé!

Thời điểm thu hái bưởi tốt nhất

Thời điểm bưởi chín để thu hoạch trong khoảng thời gian từ mùng 10/10 đến ngày 15/11 Âm lịch là đã phải hái xong, nếu không bưởi sẽ rụng.

Bưởi chỉ được hái khi đã chín và nên hái khi có nắng đều.

Nếu để bưởi rụng, quả dễ bị dập, trầy xước vỏ dẫn đến dập tôm, dễ thối và nhanh thối.

Vì vậy, cách hái bưởi tốt nhất để không bị dập, trầy xước đó là trèo lên cây và phải có người bên dưới đỡ quả. Đối với những quả bưởi ở trên cành cao thì phải dùng sào có bầu đựng để chòi bưởi không bị rơi xuống đất.

Theo cảm quan và kinh nghiệm của người trồng bưởi cho biết, quả bưởi chín sẽ có mùi thơm mát, vỏ màu vàng, động vào xoay nhẹ là rụng luôn.

Người bán bưởi tiết lộ cách bảo quản bưởi:

Bảo quản bưởi bằng cát

Theo kinh nghiệm của những gia đình chuyên trồng bưởi thì cát có thể hút hết độ ẩm sản sinh ra. Nhờ đó, những loại nấm mốc không thể xuất hiện và gây hư thối được. Cách làm như sau:

– Chọn nơi thoáng mát sạch sẽ (có thể là góc nhà hay gầm giường đều được).

– Trải một lớp cát xuống bên dưới hoặc dùng lớp bìa carton cũng được.

– Xếp bưởi thành hàng, chỉ để 2 tầng để những quả bên dưới không bị dập do phải chịu sức nặng quá lớn.

Lưu ý: Cách này hoàn toàn có thể bảo quản được bưởi trong 4 – 6 tháng nhờ cát giữ ẩm . Tuy nhiên, nếu vào những ngày trời nồm thì khoảng 1 tuần bạn nên kiểm tra lại xem có bị ướt không. Nếu nó quá ướt thì hãy thay cát mới, như thế thì bưởi sẽ xuống nước và ngọt hơn chứ không bị vàng hay ủng bên trong.

Dùng vôi tôi

Đầu tiên, khi chọn mua bưởi, bạn phải chọn những quả nào không bị dập nát, hư thối. Bởi một khi chúng có dấu hiệu dập là không chỉ nhanh hư thối mà còn “lây lan” sang những quả bên cạnh nữa. Dùng khăn khô lau sạch quả bưởi, tiếp đó thì dùng kéo cắt cuống, chỉ để lại khoảng 0,5cm và dùng vôi tôi chấm lên vết cắt. Để bưởi ở nơi khô thoáng.

Trong vôi có chứa canxi hydroxit – đây là một chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Chất portlandit còn có thể chống lại sự thối rữa do các loại nấm của rau, củ, quả khi bảo quản nữa.

Dùng giàn tre

Nếu không gian bên trong hẹp hoặc nhà có con nít nên không muốn để trong nhà, bạn cũng có thể làm giàn bằng tre hoặc gỗ để bảo quản.

Bạn hãy nhớ là tầng trên và tầng dưới cách nhau khoảng 30cm và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.

Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là vì để bên ngoài, có sự can thiệp của các yếu tố môi trường nên sau 2 tháng, múi bưởi ăn sẽ không còn ngon như trước nữa.

Dùng túi luới

Cho khoảng 10 – 15 quả bưởi vào túi lưới rồi để vào rổ. Nếu trời nồm thì cứ 2 – 3 ngày bạn kiểm tra xem túi bưởi có bị đổ mồ hôi không thì thay túi. Vì vỏ bưởi vốn dĩ có chất flavonoid, chất này có thể chống lại quá trình oxy hóa từ môi trường bên ngoài. Nhờ đó, quả bưởi sẽ không bị vi trùng, nấm gây hư thối hoa quả xâm nhập.

Đục lỗ xung quanh thùng xốp hoặc thùng carton để bên trong không bị ẩm vì môi trường kín, không khí bên ngoài có thể đi vào được. Xếp bưởi gọn vào rồi để ở góc nhà hoặc trong phòng ngủ, thỉnh thoảng nên kiểm tra xem có quả nào chín mềm không. Nếu có thì nên ăn hoặc lấy ra bỏ riêng, tránh trường hợp bưởi chín gây ra nấm hư thối những quả bên cạnh.

Lưu ý: Dù dùng cách nào thì sau một thời gian, vổ bưởi cũng có dấu hiệu vàng và héo đi. Tuy nhiên, bạn yên tầm, nó chỉ bị héo vỏ thôi chứ để càng lâu, múi bưởi càng mọng nước, ăn càng ngon.

Tác giả:

Tin nên đọc