Người bị bệnh bụi phổi silic nên và không nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị bụi phổi silic cần có những lưu gì? Và người bị bệnh bụi phổi silic nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Một số thông tin cần biết về bệnh bụi phổi silic

Tỉ lệ mắc bệnh bụi phổi silic cao nhất là ở công nhân vệ sinh công nghiệp (71,4%), các vị trí nghề nghiệp khác có tỉ lệ mắc thấp hơn từ 33,3% đến 57,1%.

Công nhân khoan, chẻ đá, sản xuất gạch có tỉ lệ mắc bệnh bụi phổi silic từ 33,3% đến 39,6%; công nhân có tuổi nghề dưới 5 năm tỉ lệ mắc bệnh là 19%; công nhân có tuổi nghề từ 5 - 10 năm tỉ lệ mắc bệnh là 40%; công nhân có tuổi nghề từ 10 - 20 năm tỉ lệ mắc bệnh là 50,9%; công nhân có tuổi nghề trên 20 năm tỉ lệ mắc bệnh là 60%.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh bụi phổi silic

  • Ở giai đoạn bệnh sơ phát với tổn thương hạt nhỏ thường không có triệu chứng. Bệnh được phát hiện qua chụp X quang trong đợt khám sức khoẻ định kỳ hoặc vì một lý do khác.
  • Khó thở khi gắng sức là triệu chứng cơ bản và triệu chứng duy nhất của bệnh có thể do xơ phổi hoặc khí thũng. Lâu ngày, khó thở diễn ra thường xuyên.
  • Ho và khạc đờm: Ho và khạc đờm là triệu chứng viêm phế quản.
  • Thể trạng bệnh nhân giảm sút thường do nhiều nguyên nhân khác, hoặc là ở giai đoạn quá muộn.
  • Ho ra máu: rất hiếm gặp ở bệnh nếu có ho ra máu, phải tìm cách xác định bệnh lao.
  • Khạc đờm đen: Đờm đen, lỏng, gặp ở công nhân mỏ than.
  • Đau ngực.
  • Khi bệnh phát triển và có biến chứng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác. Mỗi biến chứng lại có những triệu chứng riêng.
  • Đối với bệnh cấp tính: Khó thở bắt đầu đột ngột, tiến triển nhanh, có thể sốt, tử vong nhanh trong vài tháng.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh phổi

Rau và trái cây tươi

Theo kết quả nghiên cứu thực hiện với 452.187 đối tượng tham gia, chế độ ăn đa dạng rau và trái cây tươi có thể giảm nguy cơ ung thư phổi ở cả những người đang hút thuốc, vậy nên đây là điều thứ hai cần thiết mà ai cũng phải làm.

Và bạn nên ăn gì?

Các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai lang, cà rốt, các loại đậu…

Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như ớt chuông, cải xoăn, cà rốt, nấm, nho, chanh, dưa dấu, các loại quả mọng...

Các loại thực phẩm giàu vitamin A cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị các bệnh phổi như khí phế thũng, do đó hãy ăn nhiều đu đủ, xoài, dưa đỏ, cà rốt, cà chua, khoai lang, rau lá xanh thẫm...

Các loại thực phẩm giàu flavonoid

Flavonoid là các hợp chất thường gặp trong thực vật, có thể bảo vệ chúng ta trước bệnh ung thư phổi bằng cách ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư và chống lại những tổn thương DNA do thuốc lá.

Có thể kể đến những loại thực phẩm giàu flavonoids catechin (dâu tây, trà xanh, trà đen…), epicatechin (trà, nho, cacao…), quercetin (đậu, hành, táo...) và kaempferol (cải brussels, táo…)

Gia vị:

Gừng - bạn có thể ăn sống hoặc hãm trà gừng để uống, thỉnh thoảng còn nên tắm với gừng để tăng tiết mồ hôi và thải độc khỏi cơ thể tốt hơn.

Trong những ngày không tắm nước gừng, bạn cũng nên tắm với nước ấm, nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp và hít thở hơi nước này để giúp thông xoang, chống nghẹt, giảm đau họng.

Các loại gia vị khác cũng có khả năng giúp thông đường thở, cải thiện hoạt động hô hấp, nên dùng hàng ngày còn có thể kể đến lá bạc hà, lá kinh giới oregano...

Các loại nước nên uống:

Trà xanh - đây là loại nước tốt cho sức khỏe nói chung, bao gồm cả việc loại bỏ những độc tố khỏi đường ruột và khỏi phổi;

Nước chanh - một cốc chanh ấm uống trước bữa sáng không chỉ giúp giảm cân mà còn bổ phổi, có lợi cho sức khỏe đường hô hấp trên. Thỉnh thoảng, thay vì nước chanh, bạn cũng có thể uống nước ép dứa hoặc nam việt quất;

Nước cà rốt - khoảng 300ml nước cà rốt uống vào tầm giữa bữa sáng với bữa trưa sẽ giúp tăng tính kiềm trong cơ thể, có lợi cho việc thanh lọc.

Ngoài ra, bạn đừng quên uống nhiều nước lọc trong ngày.

Tác giả:

Tin nên đọc