1. Tại sao lại phải thờ cúng tổ tiên?
Người Việt luôn giàu tình cảm, trọng lễ nghĩa và sống hướng nội. Bất kì vấn đề nào cũng đều được mọi người giải quyết thiên về tình cảm hơn là lý trí. Hơn nữa, mọi người vẫn luôn tôn thờ và kính trọng những người đi trước, đặc biệt là người đã mất.
Không chỉ vậy, chúng ta thường hay nhìn lại quá khứ và nuối tiếc những thứ đã qua. Vì thế, nếu ông bà, bố mẹ mất, mọi người thường thờ cúng như một phương thức để tưởng nhớ người đã mất. Đồng thời, hành động thờ cúng cũng như một phương thức để người sống bày tỏ sự tiếc thương, thể hiện tình cảm với những người đã mất.
Việc thờ cúng bắt đầu khi người đó có đám tang, sau đám tang là tuần thất. Tiếp đến, người sống sẽ làm đám giỗ để cúng cho người mất. Giỗ thì thường kéo dài trong suốt 5 đời, tức là từ đời người đang thờ cúng kéo theo 4 đời. Sau 5 đời, người ta sẽ chỉ cúng vào dịp tết Nguyên đán.
2. Giải đáp thắc mắc: “Người đã chết có cúng họ ăn được không mà làm điều đó” ?
Đây là câu mà người ngoại đạo hay hỏi với người đạo Phật hay người ngoài muốn hỏi về truyền thống đạo lý của người Việt Nam.
Từ xưa, người Việt đã có phong tục mua đồ về cúng giỗ hoặc vào ngày rằm, mùng 1 cũng mua hoa quả về cúng. Tuy nhiên, người mất thì chỉ tồn tại dưới dạng linh hồn, có có ăn được không mà chúng ta đi cúng?
Dân gian cho rằng, việc người mất ăn đồ người sống là hoàn toàn có thật. Họ không ăn bằng miệng, cầm bằng tay như chúng ta mà sẽ ngửi. Vì thế, những món mang lên cúng sẽ không còn mùi vị như lúc ban đầu.
Đối với người Việt Nam, cúng người mất có ăn hay không, không phải là chuyện quan trọng, nhưng quan trọng thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” của người Việt. Như vậy một con người thể hiện đạo lý là một con người còn đạo đức, còn đủ phẩm chất của một con người đáng quý, đáng tôn trọng.
Tác giả: