1. Nghĩ quá nhiều về quá khứ
Khi đặt chân đến ngưỡng cửa trung niên, con người đã nếm trải biết bao cay đắng của tuổi trẻ. Thế nhưng, trong quãng thời gian vất vả ấy, đã có lúc bùng lên những ngọn lửa rực rỡ, về tình yêu, tình bạn, và những nhiệt huyết thanh xuân. Thế nhưng khi đã quá nửa đời người, các bậc trung niên không nên chìm đắm trong những hồi ức quá khứ. Thay vào đó, hãy lạc quan, vui sống, mỉm cười trong hiện tại, bình thản trước tương lai.
Dân gian có câu: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Dù hiện tại ta đang gặp chuyện phiền não về công việc không thuận lợi, hay ra đình chẳng êm ấm. Nhưng đừng mãi phàn nàn hay oán trách, và mãi đắm chìm trong hồi ức của ngày hôm qua. Cuộc đời không tuyệt đường sống của ai bao giờ, sống thiện tâm sẽ nhận được phúc báo.
2. Giận giữ
Lúc còn trẻ, ta thường xuyên quát mắng khi con cái không nghe lời, thậm chí dùng đến đòn roi. Nhưng khi ta bước đến tuổi trung niên, con cái đã trưởng thành, mang trong mình quan niệm sống và cái tôi riêng, không thể cư xử như trước kia nữa. Ở đời chuyện gì cũng vậy, khi càng lớn tuổi, càng nên nói ít. Thay vì giận dữ, hãy biết bình thản trước thời cuộc.
Con người khi ở tuổi trung niên, hãy biết vận dụng trí tuệ và kinh nghiệm đã tích lũy được để đối nhân, xử thế. Dùng nhân nghĩa để bao dung cho những nông cạn. Cuộc đời dù khó nhọc thế nào, cũng hãy mỉm cười, đừng sinh oán hận, tức tối. Đặc biệt là với con cái. Dù chúng không thể tiếp thu, cũng đừng bực dọc, hãy dùng lời lẽ khuyên giải và tôn trọng quyết định của con.
3. Xen vào chuyện thiên hạ
Trung niên, tức đã có tuổi, đối với một số việc nên nhìn cho rõ, với một số việc không nên nhìn và cũng nên bỏ qua. Sống, đừng bao giờ lấy mình làm trung tâm, vì cao tuổi mà có quyền dạy bảo và lên án người khác. Đặc biệt, đừng nên cho rằng “kinh nghiệm” bao giờ cũng đúng, hãy hiểu cho quan điểm và lối sống của người khác, để đối nhân xử thế phù hợp.
Tác giả: