Người muốn thành công phải hiểu được thất bại, đọc 4 bài học sau để "cá chép vượt Vũ Môn"

( PHUNUTODAY ) - Ai trong đời muốn thành công cũng vấp phải những khó khăn, thử thách. Chiến thắng khi bị dồn vào đường càng đáng được khâm phục, là kì tích để đời của mỗi người. Hãy dũng cảm, mạnh dạn để vượt qua những chông gai phía trước.

Cuộc đời này vốn là những khó khăn, thử thách, không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo, được sống trong nhung lụa. Dù là kẻ giàu hay người nghèo, đều ít nhất một lần thất bại cay đắng trong cuộc sống và công việc. Điều quan trọng là ta có đủ bản lĩnh để đứng dậy làm lại sau những thất bại đó không. 

Để vượt qua những thử thách thật không dễ dàng, có hàng nghìn hàng vạn lí do ngăn trở bạn thành công. Dù vậy, hãy luôn nhớ rằng "Càng bất lợi càng tự mình cố gắng, cá chép hóa rồng phải vượt qua Vũ Môn".

Điều đó thể hiện trong bốn bài học tuy ngắn ngủi nhưng chứa đựng ý nghĩa mà ai cũng nên thấu hiểu sau đây:

Bài học thứ nhất: Luôn độc lập, tự chủ, không lệ thuộc, dựa dẫm vào ai khác.

Không có chỗ dựa vững chắc nào hơn chính bản thân. Là con người độc lập, muốn thành công lâu bền, chỉ có thể dựa vào chính mình, biến bản thân thành ngọn núi sừng sững giữa đất trời, ta mới không bao giờ thua cuộc.

Xuất phát điểm ta chưa đủ mạnh, sức lực còn yếu, kinh tế còn nghèo, nhưng bằng cả ý chí và nghị lực, sẽ sớm nhận được trái ngọt. Phải có niềm tin vào tương lai tốt đẹp phía trước, ngọn sóng lớn nào ta cũng mạnh mẽ vượt qua được. 

Bài học thứ hai: Rơi xuống đáy vực không phải kết thúc mà là sự bắt đầu cho khởi nguồn mới

Publilius Syrus đại tài từng nói: "Nếu muốn vươn lên đến đỉnh, hãy bắt đầu từ dưới đáy". Thực tế cho thấy khi con người ta rơi vào cảnh tuyệt vọng nhất, ý chí sinh tồn sẽ phát huy tác dụng mạnh nhất. Thay vì than thở, khóc lóc, chìm trong đau khổ, ta sẽ tìm ra đường đi mới. Tiếp tục buồn bã, không có chí tiến bước sẽ mãi mãi luẩn quẩn ở một nơi và không bao giờ thoát cảnh nghèo nàn.

Ngược lại, nếu lấy hết dũng khí từ sâu trong lòng, dám đương đầu với nguy hiểm từ vách núi vực sâu, không ngừng tiến bước đi lên dù phải đối mặt với rất nhiều gian truân trắc trở, chúng ta mới có cơ hội dần dần rời xa vùng đáy của cuộc đời và trèo lên đỉnh núi.

Bài học thứ ba: Đừng đổ lỗi cho thực tại, vượt ngàn sóng gió, hãy chèo tới bến bờ thành công.

Người thông minh biết cách điều khiển cảm xúc của bản thân. Dù anh ấy có giận dữ, thất vọng đến đâu cũng biết cách quản lý chúng, không mặc kệ sự giận dữ phát tiết ra bên ngoài, tạo thành những ảnh hưởng tiêu cực cho cả thể xác lẫn tinh thần.

Chỉ khi tỉnh táo, ta mới nhìn thấy được sự vật, sự việc của cuộc đời để phát triển và nâng cao. Thay vì mất thời gian giận dữ với cuộc đời, với xã hội, tại sao không bắt đầu nỗ lực tranh đua, phấn đấu hơn để dành lấy nhiều cơ hội hơn cho cuộc sống của chính mình.

Bài học thứ tư: Sau cơn mưa trời lại sáng

Muốn thành công phải có sự kiên trì xuất sắc. Chỉ cần không ngừng phấn đấu, không ngừng hy vọng và tin vào một tương lai phía trước, chúng ta nhất định có thể vượt qua những khó khăn gian khổ của hiện tại và hướng đến một tương lai tươi sáng sau này. 

Sau cơn mưa trời lại sáng, khổ mấy cũng sẽ qua. Trong cuộc sống này, mọi người cần trải qua nhiều cung bậc cảm xúc thì mới dần trưởng thành và thấu đáo hơn. Những bộn bề lo toan hằng ngày luôn khiến họ phải bận tâm, nhưng nếu không có thái độ tích cực thì cuộc sống sẽ ngày càng tuyệt vọng hơn. 

Khi ta có tinh thần, niềm tin vào tương lai, ắt hẳn ta sẽ làm được nhiều việc xuất sắc, có ích cho xã hội. Thay vì mãi mãi dậm chân tại nghèo nàn hay thấi bại, chỉ cần bạn dám đặt bước đầu tiên trên con đường thay đổi, bạn đã chiến thắng chính mình, chiến thắng hiện tại và có quyền nắm lấy tương lai của bản thân trong tay.

Tác giả:

Tin nên đọc