Vị trí số 1: Quỷ Cốc Tử – Bóng dáng bí ẩn của trí tuệ siêu phàm
Người đứng đầu danh sách những thiên tài có IQ cao nhất lịch sử Trung Quốc không ai khác chính là Quỷ Cốc Tử – một nhân vật huyền thoại, đến nay vẫn chưa thể xác minh danh tính thực sự. Trong các ghi chép cổ, ông được ví như “thầy của các mưu sĩ”, là người sáng lập nên trường phái tư tưởng mưu lược có sức ảnh hưởng vượt thời đại.
Dù tồn tại dưới hình hài con người hay chỉ là biểu tượng cho một liên minh học giả cổ xưa, học thuyết của Quỷ Cốc Tử vẫn đóng vai trò nền tảng trong chiến lược quân sự, quản trị quốc gia và nghệ thuật thuyết phục. Những danh tướng nổi tiếng như Tôn Tẫn, Bàng Quyên đều là học trò của ông. Ngay cả Khương Tử Nha và nhiều bậc hiền triết khác cũng kế thừa tư tưởng của Quỷ Cốc Tử.
Chính sự ẩn danh đã giúp tư tưởng của ông vượt khỏi giới hạn thời gian, âm thầm dẫn lối cho văn minh Trung Hoa hàng ngàn năm sau.
Vị trí số 2: Chu Công – Kiến trúc sư của lễ nghi và đạo đức Nho gia
Xếp sau Quỷ Cốc Tử là Chu Công Đán, người được mệnh danh là "cha đẻ của lễ nghi Trung Hoa". Sau khi vua anh Chu Vũ Vương qua đời, ông làm nhiếp chính, một lòng phò tá cháu là Thành Vương. Dưới sự dẫn dắt của ông, chế độ nông nghiệp được phục hồi, xã hội ổn định.
Tuy nhiên, công lao lớn nhất của Chu Công chính là việc đặt nền móng cho hệ thống lễ giáo. Các chuẩn mực "nhân – nghĩa – lễ – trí – tín" do ông đề xuất đã trở thành giá trị cốt lõi trong văn hóa Á Đông. Ông còn có đóng góp trong y học, lịch pháp và âm nhạc, khiến hậu thế tôn kính gọi ông là "Quân Thánh Nhân Thần".
Vị trí số 3: Khương Tử Nha – Thiên tài lập quốc và đổi mới chế độ
Khương Tử Nha là nhà quân sự, nhà tư tưởng sống vào cuối thời Thương, người đã góp công lớn trong việc lập nên triều đại nhà Chu. Với đầu óc chiến lược và chính trị sắc bén, ông đã đề xuất chế độ phân phong chư hầu – tiền thân của chế độ phong kiến kéo dài suốt hơn 2.000 năm sau.
Không chỉ giỏi dùng binh, ông còn là người đầu tiên đưa ra tư tưởng đạo quan, mở đường cho sự phát triển của Nho giáo. Dù được vua trọng dụng, ông vẫn chọn cuộc sống ẩn dật, thể hiện tinh thần khiêm nhường và minh triết hiếm có.
Vị trí số 4: Phạm Lãi – Tài năng toàn diện từ chính trị đến kinh doanh
Khác với các nhà quân sự, Phạm Lãi nổi bật với trí tuệ thực dụng và khả năng thích nghi. Sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc và tiêu diệt nước Ngô, ông từ quan, lựa chọn cuộc sống thương nhân và thành công rực rỡ, trở thành hình mẫu “thần tài” trong văn hóa dân gian.
Sự thông minh của Phạm Lãi không chỉ thể hiện trong chiến lược quốc gia mà còn nằm ở khả năng nhìn xa trông rộng, nắm bắt thời cơ và buông bỏ quyền lực đúng lúc – điều mà không phải ai cũng làm được.
Vị trí số 5: Gia Cát Lượng – Bậc thầy mưu lược và tâm lý chiến
Ở vị trí thứ 5 là cái tên quen thuộc Gia Cát Lượng, biểu tượng trí tuệ thời Tam Quốc. Ông không chỉ là một chiến lược gia lỗi lạc với “Long Trung đối sách”, chiến thắng Xích Bích hay chính sách đồn điền giúp ổn định hậu phương; mà còn là bậc thầy về thấu hiểu lòng người.
Từ việc "ba lần đến lều tranh" của Lưu Bị cho đến nghệ thuật đàm phán với Tôn Quyền, Gia Cát Lượng thể hiện rõ khả năng vận dụng tâm lý chiến, dự báo chiến sự và điều hành quốc gia. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và thế cục, ông không thể thành công trọn vẹn trong các chiến dịch Bắc phạt. Dẫu vậy, xét về mặt trí tuệ, ông xứng đáng góp mặt trong danh sách những bậc hiền triết lỗi lạc nhất lịch sử.
Danh sách trên cho thấy, trí tuệ không chỉ đo bằng tài năng quân sự hay thành tựu chính trị, mà còn nằm ở khả năng ảnh hưởng lâu dài đến xã hội và văn minh nhân loại. Dù Gia Cát Lượng thường được ca ngợi là biểu tượng trí tuệ, nhưng xét về tầm vóc tư tưởng và đóng góp nền tảng, ông vẫn xếp sau những bậc đại trí như Quỷ Cốc Tử hay Chu Công.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Vàng đảo chiều giữa bão thông tin: Nhà đầu tư chốt lời ồ ạt, giá thế giới “rớt thẳng đứng” gần 9 USD/ounce
-
Từ phi tần nhập cung đến mẫu nghi thiên hạ trong 8 tháng: Chân dung vị Hoàng hậu kín tiếng nhất nhà Thanh
-
Loài cá Nhật Bản bán 1 triệu/kg, Việt Nam âm thầm làm được điều mà cả thế giới chưa ai làm nổi
-
Trào lưu biến hạt xoài vứt đi thành thú cưng quý như "cục vàng": Độc lạ và đầy thú vị!
-
Vì sao Càn Long cho san phẳng mộ phần của Điền Văn Kính – cận thần thân tín của Ung Chính?