Ai trong chúng ta cũng mơ ước có một cuộc sống giàu sang, sung túc. Tuy nhiên, trong khi nhiều người đang chăm chỉ làm việc, không phải ai cũng đạt được thành công. Bên cạnh năng lực, một người còn cần có kỹ năng, khả năng giao tiếp và biết cách xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Làm việc chăm chỉ hay dựa vào vận may không phải là đủ. Để tồn tại và phát triển trong xã hội, chúng ta cần nhiều hơn thế. Dù bắt đầu từ đâu, mỗi người đều có thể tích lũy của cải cho riêng mình.
Việc phàn nàn về cuộc sống đầy khó khăn chỉ là lãng phí thời gian và không mang lại kết quả. Điều quan trọng là bạn phải bắt tay vào những công việc có ý nghĩa để thay đổi hoàn cảnh của mình.
Người xưa đã để lại những lời khuyên quý giá: khi không có tiền và thiếu các mối quan hệ, mỗi người cần thực hiện hai việc nhất định để có thể đổi vận và gặt hái thành công.
Chăm chỉ đọc sách và không ngừng học hỏi
Trong cuộc sống, bất kể phương pháp tu dưỡng nào, điều quý giá nhất vẫn là việc học. Đọc sách và học tập là cách mà con người tiếp nhận tri thức, rút ra kinh nghiệm từ những người đi trước.
Những kiến thức và tư tưởng tốt đẹp đều được lưu giữ trong sách. Kiên trì đọc sách giúp bạn thấm nhuần những tinh hoa trí tuệ của cuộc sống, từ đó không ngừng hoàn thiện bản thân và nâng cao năng lực.
Sách là nguồn tri thức vô tận, giúp chúng ta bổ sung kiến thức và mở rộng hiểu biết. Từ sách, bạn có thể khám phá nhiều lĩnh vực như văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, hay đơn giản là phong cách sống... Những điều tưởng chừng nhỏ bé trong cuộc sống như cách nói lời cảm ơn hay xin lỗi cũng được truyền tải một cách tinh tế qua từng trang sách.
Có thể nói, sách đóng vai trò như một “trợ thủ” trong mọi hoạt động giáo dục về nhận thức và ý thức. Đó cũng chính là lý do mà văn hóa đọc được đưa vào chương trình giáo dục mầm non, nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ.
Kỷ luật với bản thân
Một trong những điều khó khăn nhất trong cuộc sống mà ít ai thực hiện được là khả năng kiềm chế bản thân. Để đạt được thành công, bạn cần phải có kỷ luật. Kỷ luật là yếu tố then chốt giúp những người có xuất phát điểm bình thường có thể gặt hái những thành tựu đáng nể.
Những người không có nền tảng tốt hoặc mối quan hệ rộng lớn sẽ rất khó để thay đổi hoàn cảnh và vươn tới những tầm cao mới nếu không tự đặt ra kỷ luật cho bản thân và quyết tâm rèn luyện.
Mỗi người cần có những nguyên tắc nhất định để tuân theo. Dù bên ngoài có vẻ bận rộn, trong đầu họ thường đã sắp xếp mọi việc một cách hợp lý, biết rõ mình cần làm gì và cách để đạt được mục tiêu. Dù không thể hiện ra bên ngoài, nhưng nếu họ đã quyết tâm thì chắc chắn sẽ thực hiện được.
Ngược lại, những người thiếu quyết đoán, hành động chậm chạp và thiếu kế hoạch thường không biết phải làm gì trước, làm gì sau. Những người như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được thành công.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
4 thứ của đàn bà càng cũ kỹ, đàn ông càng tôn trọng, mê mẩn
-
Người xưa nói: "Thà chăm cháu ở thành phố còn hơn về quê dưỡng già", có thật sự đúng không?
-
Người hay nói 4 câu sau, suốt đời nghèo khó, không khá lên nổi
-
Về già, tốt nhất nên chuẩn bị cho mình 4 "quân bài" này, mới có thể an yên, hưởng phúc
-
Tổ Tiên nhắc nhở: "6 người này vào nhà, tài lộc bao nhiêu cũng trôi hết", đó là những ai?