Mướp đắng còn gọi là khổ qua, là một loại rau quả giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong 100g mướp đắng tươi chứa khoảng 17–20 kcal, rất ít năng lượng nên phù hợp với người muốn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng. Loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, vitamin A, folate, kali, magie và sắt.
Ăn mướp đắng thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và hỗ trợ làm lành vết thương. Ngoài ra, chất xơ dồi dào trong mướp đắng có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón và duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, mướp đắng còn hỗ trợ làm đẹp da nhờ vào các chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên.
Mặc dù mướp đắng tốt vậy nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn mướp đắng. Mướp đắng có thể gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, chất vicine trong hạt mướp đắng còn có thể gây ngộ độc nhẹ nếu ăn với liều lượng nhiều. Chính vì vậy, phụ nữ đang mang thai nên tránh xa mướp đắng, dù là ăn sống, nấu chín hay dùng dưới dạng trà thảo mộc.
Người bị huyết áp thấp
Mướp đắng có tác dụng hạ huyết áp, vì thế nó rất tốt với những người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, với người có huyết áp thấp, việc ăn mướp đắng có thể khiến huyết áp tụt xuống mức nguy hiểm, gây chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu. Bởi thế, dù bạn có thích ăn mướp đắng đến mấy cũng nên tiết chế, tốt nhất là không nên ăn, hoặc ăn một hai miếng với lượng rất ít mà thôi.
Người có hệ tiêu hóa yếu hoặc mắc bệnh dạ dày
Mướp đắng có tính hàn, vị đắng và giàu chất xơ không hòa tan. Nếu ăn nhiều quá, đặc biệt là ăn sống hoặc uống nước ép mướp đắng, có thể gây đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa. Người đau dạ dày, viêm loét dạ dày tốt nhất nên tránh xa nếu không bệnh tình sẽ ngày càng nặng thêm. Nếu yêu thích mướp đắng, nên chế biến bằng cách nấu chín kỹ, ăn với lượng nhỏ mà thôi.
Người đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường
Mướp đắng có khả năng làm hạ đường huyết tự nhiên, rất tốt cho người bị tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, khi dùng cùng lúc với thuốc điều trị tiểu đường, tác dụng hạ đường huyết có thể bị khuếch đại, dẫn đến hạ đường huyết đột ngột. Khiến người bệnh xây xẩm mặt mày, chóng mặt hoa mắt, ngất xỉu. Nếu đang điều trị tiểu đường bằng thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung mướp đắng vào khẩu phần ăn để tránh tương tác không mong muốn.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi yếu sức
Cơ thể trẻ nhỏ và người già thường nhạy cảm với các loại thực phẩm có vị đắng, tính lạnh như mướp đắng. Vì thế nên ăn tiết chế với số lượng vừa phải kẻo gây hại cho thể trạng, sức khỏe.
Tác giả: Dương Thuỵ
-
8 dấu hiệu cảnh báo ung thư gan, đi khám ngay kẻo di căn giai đoạn cuối
-
Người bị bệnh gì không nên uống nước lá tía tô?
-
Đinh lăng: 'Sâm của người nghèo', lọc không khí, dễ trồng tại nhà
-
Ai không nên ăn trứng gà, trứng vịt? Chuyên gia cảnh báo những nhóm người này
-
Kiểu nấu ăn tạo ra hàng tỷ hạt vi nhựa siêu nhỏ trong 3 phút: Lỗi phổ biến của nhiều gia đình Việt