Thiếu hụt protein
Protein là một trong những dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Nó có thể giúp giảm đói và cơ thể sẽ ăn ít khi đủ protein. Protein có thể tăng sản xuất hormone tạo tín hiệu no và giảm hormone kích thích cơn đói. Protein có khả năng kiểm soát hormone đói. Sự thiếu hụt của protein này có thể khiến cho bản thân luôn cảm thấy đói.
Tác dụng của thuốc
Sau khi uống một số loại thuốc mà cơn đói liên tục xuất hiện có thể do tác động của thuốc. Đây là một trong những tác dụng phụ mà mọi người cần lưu tâm. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên ăn no rồi mới uống thuốc tránh gây hại dạ dày.
Căng thẳng quá mức
Với lối sống và làm việc như hiện nay, việc bị stress quá mức là điều dễ hiểu. Stress không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà làm gia tăng hormone cortisol gây ra cảm giác thèm ăn và đói. Vì vậy, nếu bạn cần phải kiểm soát cơn đói cần phải giảm stress và tăng thời gian nghỉ ngơi.
Tác động của thức ăn
Thức ăn, đồ uống cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trong những ngày hè nóng nực, nếu chúng ta thường uống nước ép trái cây lạnh thì sau một tiếng sẽ cảm giác đói. Nguyên nhân do chất lỏng dễ tiêu hóa hơn. Nếu bạn ăn những đồ ăn lỏng, cơ thể sẽ cảm giác nhanh đói hơn đồ ăn đặc.
Uống nhiều rượu
Uống quá nhiều rượu vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe. Đồ uống không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến não khiến bạn thường xuyên bị đói. Rượu có đặc tính gây đói.
Mắc bệnh cường giáp
Tuyến giáp nằm ở dưới vùng yết hầu, có ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, trong quá trình trao đổi chất, nếu tuyến giáp gặp vấn đề thì bạn sẽ có cảm giác thèm ăn nhiều hơn bình thường.
Tuy nhiên, nếu thấy ăn rất nhiều mà cân nặng vẫn không thay đổi thì đó là một dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh cường giáp. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số dấu hiệu của bệnh cường giáp như mệt mỏi, buồn bực, móng tay giòn, rụng tóc...
Béo phì
Việc ăn uống theo cảm xúc thất thường chính là một trong những nguyên nhân điển hình gây tăng cân, từ đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Lượng chất béo dư thừa ở những người béo phì dễ khiến nồng độ insulin tăng cao, đồng thời khiến cảm giác thèm ăn cũng tăng lên. Mặt khác, các tế bào mỡ cũng khiến cơ thể không còn cảm giác no do hormone leptin không sản sinh ra nhiều.
Tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều sẽ bị rối loạn lượng đường trong cơ thể, từ đó gây ra cảm giác đói và muốn nạp đồ ăn. Nếu mức đường trong máu quá thấp thì tình trạng thèm ăn sẽ xuất hiện, nhưng ăn quá mức lại vô tình khiến sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Vậy nên, cho dù bạn luôn cảm thấy đói thì vẫn nên cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định với những loại thực phẩm lành mạnh, đồng thời tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều carbs.
Cơ thể mất nước
Mỗi ngày, cơ thể của chúng ta cần được tiêu thụ đủ từ 2 - 2,5 lít nước. Do đó, nếu trong ngày mà bạn không bổ sung đủ nước cho cơ thể thì các độc tố sẽ không đào thải ra ngoài và khiến bạn có cảm giác đói vặt.
Cần lưu ý nữa là nên uống nước lọc, tránh uống nước có đường vì điều này sẽ khiến não bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng thèm ăn.
Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe và thay đổi những thói quen xấu ngay lập tức nếu như có dấu hiệu đói bụng thường xuyên!
Tác giả: