Dấu hiệu sầu riêng đã qua ngâm tẩm hóa chất
Cách phân biệt sầu riêng chín cây và sầu riêng bị tẩm hóa chất qua gai và cuống
Sầu riêng chín cây và sầu riêng ngâm thuốc sẽ có phần cuống với gai hoàn toàn khác hẳn nhau. Bằng mắt thường bạn vẫn có thể phân biệt được rất đơn giản.
Sầu riêng chín cây, chín tự nhiên khi ấn nhẹ vài cái vào cuống sẽ cảm nhận được cuống ướt và thấy nhựa chảy ra ngoài. Gai sầu riêng còn tươi mới, cứng, chắc chắn, màu sắc sáng đẹp.
Còn sầu riêng bị ép chín bằng cách nhúng thuốc, do hái lúc trái còn xanh, chưa chín tới và để lâu nên các gai bị sậm màu, thâm và cũ. Thậm chí gai còn bị thối, rụng, bầm dập nhiều chỗ. Phần cuống thì cũ, ấn vào cảm giác khô, không có nhựa chảy ra.
Cách phân biệt sầu riêng chín cây và sầu riêng bị tẩm hóa chất qua múi
Với sầu riêng chín tự nhiên, chỉ cần lấy tay tách nhẹ là đã lộ ra những múi vàng óng, béo ngậy và cơm sầu riêng rất dẻo mịn. Trong khi đó, sầu riêng chín do hóa chất đều rất khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng đồng thời khi bổ ra múi có có màu vàng nhạt, nhiều trái ăn rất nhạt.
Cách phân biệt sầu riêng chín cây và sầu riêng bị tẩm hóa chất qua bề mặt vỏ
Với những quả có khe nứt, khi ấn tay vào, bạn thấy thịt quả cứng như đá và tay sẽ có màu vàng như vừa sờ vào thuốc nhuộm thì là sầu riêng ngâm hóa chất. Sầu riêng chín tự nhiên có phần thịt mềm hơn.
Cách phân biệt sầu riêng chín cây và sầu riêng bị tẩm hóa chất khi gõ vào quả
Khi các bạn chọn được quả nào rồi thì bạn có thể mượn cây gõ chuyên dụng của người bán để gõ thử vào quả sầu riêng nếu nghe tiếng kêu "bịch bịch hay bộp bộp" thì đảm bảo trái sầu riêng đó ngon không chê vào đâu được. Còn tiếng gõ mà nghe chát cứng như "cong cong” hay “bong bong” thì bạn nên chọn một trái khác.
Cách phân biệt sầu riêng chín cây và sầu riêng bị tẩm hóa chất dựa vào mùi hương
Sầu riêng đã được ngâm qua hóa chất thường không có mùi thơm phức và nồng nàn, thậm chí nò còn không có mùi do hóa chất đã làm mất đi hương thơm vốn có của sầu riêng.
Với sầu riêng chín tự nhiên, không bị nhúng thuốc sẽ có mùi thơm ngào ngạt, nứt mũi, không cần lại gần mà bạn vẫn có thể ngửi thấy hương thơm ngây ngất của nó.
Cách chọn sầu riêng ngon:
Hình dáng: trái sầu riêng nào có hình dạng không đẹp mã thì thường ít hỏng và chất lượng cũng ngon hơn trái to tròn nhìn bắt mắt. Điều này nhiều người không có kinh nghiệm thường mắc phải, bởi thường thấy quả to và bắt mắt là lấy ngay.
Cuống: càng để lâu thì cuống càng teo lại. Do đó khi mua bạn nên chọn những trái cuống đừng quá héo vì trái đó chắc chắn là lâu rồi. Thông thường với loại trái cây để lâu ngày, người bán sẽ cắt bớt phần đầu đen của nó khiến người mua tưởng là mới hái.
Gai: nở to đều, ít nhọn, cứng chắc, bóp 2 gai gần nhau lại với nhau. Nếu quả nào già thì gai cứng, quả non, gai sẽ mềm.
Lưu ý cần tránh khi ăn sầu riêng
Sầu riêng là loại quả có mùi vị rất đặc trưng, kén người ăn, nhưng khi ăn sầu riêng thường xuyên sẽ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hữu hiệu nhất với người bị táo bón, người bị thiếu máu và người bị yếu sinh lý.
Tuy nhiên, khi ăn cần tránh những điều sau đây:
- Không nên ăn sầu riêng cùng các loại thịt như bò, cừu, chó và hải sản. Vì sầu riêng chứa nhiều đường, kali và chất béo, glycemic, trong khi đó, các loại thịt nêu trên lại là nguồn protein dồi dào và cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Kết hợp hai loại này với nhau rất dễ khiến cholesterol trong máu tăng cao đột ngột và mạch máu sẽ không tải nổi.
- Những người đang muốn giảm cân không nên ăn vì so với các loại trái cây khác (trừ trái bơ), loại quả này có chứa lượng chất béo cao hơn gấp khoảng 3 lần. Ăn nhiều sầu riêng có thể gây đầy hơi, khó tiêu do chứa nhiều đường và có tính nóng.
- Do có tính nóng tính nóng, nên tuyệt đối tránh sử dụng sầu riêng chung với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi…
- Những người có tiền sử bị bệnh suy thận, huyết áp, tiểu dường, phụ nữ mang thai, trẻ em… cần hạn chế ăn loại quả này.
Lưu ý, chỉ nên ăn tối đa 2 múi sầu riêng/ngày và nên ăn thêm măng cụt vì giúp ngừa đau bao tử sau khi ăn sầu riêng.
Tác giả: