Những dấu hiệu phát hiện ung thư tuyến giáp sớm nhất, chị em không được bỏ qua

( PHUNUTODAY ) - Ung thư tuyến giáp là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ từ khoảng 30 tuổi trở lên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng.

 Tuyến giáp có hình dạng giống như một con bướm nhỏ và nằm ở cổ, có nhiệm vụ kiểm soát quá trình trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể.

Bộ phận này cũng sản xuất các hóc-môn cần thiết đối với cơ thể để điều khiển thân nhiệt, duy trì cân nặng và sự trao đổi chất phù hợp cho cơ thể, điều hòa nhịp tim và quá trình sản xuất năng lượng.

Ung thư tuyến giáp phát triển khi các tế bào bị biến đổi gen hoặc thay đổi. Các tế bào bất thường bắt đầu nhân lên trong tuyến giáp và một khi có đủ, chúng tạo thành một khối u.

Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất.

Các loại ung thư tuyến giáp và tỷ lệ sống sót

Các nhà nghiên cứu đã phân loại ra 4 loại chính:

Ung thư tuyến giáp thể nhú

Đây là loại phổ biến nhất trong các dạng ung thư tuyến giáp, chiếm từ 70-80% trong tổng số các trường hợp.

Thể này tiến triển chậm và thường hay di căn hạch cổ, hoặc có thể lan tới phổi và xương. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường bắt đầu trong các tế bào nang, và thường chỉ tìm thấy ở 1 thùy tuyến giáp.

Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của dạng ung thư này khi được phát hiện ở giai đoạn 1 là gần 100%, giai đoạn 2 cũng gần 100%, giai đoạn 3 là 93% và giai đoạn cuối là 51%.

Đây là loại ung thư tuyến giáp phổ biến thứ 2, chiếm từ 10-15%. Loại ung thư tuyến giáp này thường được tìm thấy ở những người không cung cấp đủ iốt từ thực phẩm.

Cũng tương tự như ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang có thể di căn hạch cổ nhưng tốc độ tiến triển nhanh hơn và có thể di căn xa vào xương, phổi.

Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của dạng ung thư này khi được phát hiện ở giai đoạn 1 là gần 100%, giai đoạn 2 cũng gần 100%, giai đoạn 3 là 71% và giai đoạn cuối là 50%.

Ung thư tuyến giáp thể tủy

Đây là loại ít gặp hơn, chỉ chiếm từ 5-10%, liên quan đến di truyền trong gia đình và các vấn đề nội tiết. Ung thư tuyến giáp thể tủy thường được chẩn đoán muộn hơn, ung thư có thể đã lan tới hạch bạch huyết ở gan, phổi.

Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của dạng ung thư này khi được phát hiện ở giai đoạn 1 là gần 100%, giai đoạn 2 cũng gần 100%, giai đoạn 3 là 81% và giai đoạn cuối là 28%.

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Đây là loại nguy hiểm nhất vì thường phát triển nhanh và phức tạp, dó đó dẫn đến khó điều trị nhất. Nhưng loại ung thư này rất hiếm gặp. Tỷ lệ sống sót trên 5 năm là 7% vì hầu hết các bệnh nhân đều được phát hiện ở giai đoạn 4.

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp là gì?

Nếu bị ung thư tuyến giáp, bạn có thể không nhận ra bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu tiên. Đó là bởi vì có rất ít dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Nhưng khi bệnh phát triển, bạn có thể chú ý thấy những vấn dề sau đây:

- Đau cổ, họng

- Các hạch bạch huyết bị sưng hoặc tuyến giáp mở rộng

- Khối u ở cổ

- Khó nuốt

- Thay đổi giọng nói, khàn giọng

- Ho

Nguyên nhân gây bệnh

Do hệ miễn dịch bị rối loạn

Đây được xem là nguyên nhân đầu tiên gây nên căn bệnh nguy hiểm này. Đối với những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây hại từ môi trường sống xung quanh. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng đó sẽ bị suy giảm tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, trong đó bao gồm cả tuyến giáp. Do đó, hệ miễn dịch bị rối loạn không chỉ là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp mà còn là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các bệnh lý nguy hiểm khác.

Nhiễm phóng xạ

Cơ thể có thể bị nhiễm phóng xạ từ bên ngoài khi dùng tia phóng xạ để điều trị bệnh hoặc bị nhiễm vào bên trong cơ thể qua đường tiêu hóa và đường hô hấp do i ốt phóng xạ.

Trẻ em rất nhạy cảm với các tia phóng xạ, do đó các bậc phụ huynh nên hạn chế việc cho trẻ tiếp xúc với các nguồn tia phóng xạ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Do yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 70% bệnh nhân UT tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,...) đã từng mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được gen nào dẫn tới sự di truyền này.

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Những bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp thường sẽ được các bác sĩ chỉ định uống iốt phóng xạ, đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bởi việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ làm ngăn chặn quá trình tổng hợp hoóc môn T4 của cơ thể khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp được kể trên, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, yếu tố khác cũng có nguy cơ gây nên ung thư tuyến giáp như bị thiếu iốt, uống rượu thường xuyên trong thời gian dài, thói quen hút thuốc lá, thừa cân béo phì,...

Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc môn

Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi 30-50 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Sự chênh lệch này là do yếu tố hoóc môn đặc thù ở phụ nữ và quá trình mang thai đã kích thích quá trình hình thành bướu giáp và hạch tuyến giáp. Hoặc trong giai đoạn sau sinh, nhiều phụ nữ bị viêm tuyến giáp sau sinh, điều này cũng là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể gây suy giáp tạm thời ở phụ nữ sau thời kỳ thai nghén.

Do mắc bệnh tuyến giáp

Những bệnh nhân bị bướu giáp, bệnh basedow hoặc hoóc môn tuyến giáp mãn tính có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác. Hoặc những người đã từng mắc bệnh viêm tuyến giáp, dù đã điều trị khỏi nhưng nguy cơ tái phát bệnh rất cao.

Tác giả:

Tin nên đọc