Những điều cần biết về Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông

( PHUNUTODAY ) - Theo luật Giáo dục 2019, học sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2020.

Thông tin trên báo Tiền Phong, Thanh Niên cho biết, theo điều 34 luật Giáo dục năm 2019 nêu rõ, học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Mục đích, tác dụng của giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT, khi người học có nhu cầu, hay để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Mẫu giấy chứng nhân hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo dự thảo

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành dự thảo lần 2 Thông tư Quy định về giấy chứng nhận hoàn thành chương trinh giáo dục phổ thông. Theo đó, Thông tư áp dụng đối với các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hay chương trình giáo dục phổ thông xuyên cấp THPT.

Báo Thanh Niên cũng cho biết, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông có kích thước 19 cm x 13,5 cm. Bề mặt trước của giấy có nền màu nâu, in hình Quốc huy, các chữ in màu vàng. Bề mặt sau nền trắng, hoa văn viền màu vàng, chữ màu đen, hình trống đồng in chìm chính giữa.

Hiện, mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến góp ý có nội dung như sau:

(1) Dành đề ghi họ tên của người được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

(2) Dành để ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh.

(3) Địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người học sinh theo giấy khai sinh.

(4) Ghi giới tính "nam" hoặc "nữ" theo giấy khia sinh.

(5) Ghi theo giấy khai sinh.

(6) Ghi năm hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

(7) Ghi tên cơ sở giáo dục nơi người học theo học chương trình giáo dục phổ thông.

(8) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính.

(9) Ghi ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận.

(10) Thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi người học theo học ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.

(11) Do cơ quan in phôi ghi.

(12) Do cơ sở giáo dục ghi vào sổ gốc cấp giấy chứng nhận.

Cũng theo dự thảo, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông do hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 cấp. Việc này sẽ được Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường phổ thông thực hiện.

Tác giả:

Tin nên đọc