Cây kim ngân
Đây được xem là loại cây cực kỳ tốt trong phong thủy, có ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc dồi dào cho gia chủ. Cây kim ngân có thể trồng trong chậu đất, cũng có thể trồng trong nước. Chúng có khả năng thích nghi cao trong nhiều môi trường khác nhau.
Cây lan ý
Cây lan ý còn có tên gọi khác như: Bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ bình. Lan ý thích hợp cả trong điều kiện ánh sáng yếu, cũng có thể sống tốt ở nơi nắng gắt, khô hạn. Địa điểm thích hợp để đặt cây là cửa sổ, cửa ra vào, ban công.
Trong kiến trúc phong thủy, lan ý vừa dùng để trang trí nhà cửa, sân vườn, vừa giúp điều hòa môi trường sống, thanh lọc năng lượng xung khắc phát tán trong nhà (đó là các trường năng lượng bức xạ nhân tạo phát ra từ máy tính, đài, lò vi sóng, điện thoại và tivi), mang lại không khí trong lành và dễ chịu.
Cây phát tài
Cây phát tài rất dễ trồng, có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt, có thể trồng trong nước và luôn giữ được dáng thân thẳng, không bị rủ hay cong. Ngoài ra đây cũng là loại cây rất tốt trong phong thủy, nó mang ý nghĩa may mắn, bình yên, tiền tài.
Cây trầu bà
Cây trầu bà còn gọi là trầu bà xanh, vạn niên thanh, hoàng tâm diệp. Cây trầu bà thuộc họ thân thảo leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn. Cây phát triển nhanh ở nơi có khí hậu mát mẻ, hút nhiều nước, thường bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Trong kiến trúc phong thủy, cây trầu bà mang ý nghĩa may mắn, bình an. Sự sang trọng của cây được nổi bật hơn khi được trồng trong chậu nhỏ, có ý nghĩa là sự nỗ lực vươn lên.
Trầu bà khắc phục tình trạng môi trường có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà. Ngoài ra, cây còn giúp giảm thiểu các khí độc từ máy tính nên thích hợp trong bài trí phòng, trên bàn học, bàn làm việc, mang lại vẻ xanh mát.
Cây thường xuân
Cây thường xuân có thể hấp thu benzen, carbon monoxide, formaldehyde và trichloroethylene, nó cũng giúp loại bỏ một số chất gây dị ứng, khó thở và ung thư ví dụ như nấm mốc. Loại cây này là nó có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng thấp như trong phòng kín mà có thể không lo.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ (còn được gọi là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt) dễ trồng do chịu được khô hạn, nắng nóng và cả trong kiện thiếu ánh sáng dài ngày. Cây lưỡi hổ lấy lá làm thân, mọng nước, thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn nhẵn, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chùm màu trắng ngà.
Một chậu lưỡi hổ đẹp ở ban công, hay vườn cây sẽ mang lại cảm giác thư giãn, giảm stress cho bạn sau một ngày làm việc vất vả. NASA đã công bố cây lưỡi hổ là loài có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm như nitrogen oxide và formaldehyde, cải thiện không gian sống. Formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
Cây dây nhện
Cây dây nhện luôn có khả năng quang hợp dưới ánh sáng tối thiểu. Nó hấp thụ nhanh các chất độc từ không khí như Carbon monoxide, Formaldehyde, xăng và Styrene. Ngoài ra, nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Một chậu cây nhỏ là đủ để làm sạch không khí trong không gian 200 m2 đấy. Ngoài ra cây dây nhện thủy sinh còn mang lại may mắn và phong thủy cực tốt.
Tác giả: Thương Thương
-
Cách làm bánh Trung thu kim sa thơm ngon với phần nhân "thần thánh" hot nhất hiện nay
-
Bình hoa trong phòng khách tiện chỗ nào đặt chỗ đấy chả trách vợ chồng bất hòa, sức khỏe ngày càng sa sút
-
Căn hộ ngập tràn ánh sáng, hoà trộn kiến trúc truyền thống Việt Nam và kiến trúc Bắc Âu của Hoa hậu Ngọc Hân
-
Sao Việt nhận trợ cấp nuôi con sau ly hôn: Người nhận về tiền tỉ, người không được một xu
-
Gợi ý những món ăn bổ dưỡng, ngon mát cho những ngày siêu nóng