1. Mua kính áp tròng phải phù hợp và đảm bảo
Hiện nay, để mua được một bộ kính áp tròng hoàn toàn đơn giản, bạn có thể đặt mua trên mạng là có kính để dùng ngay.
Nhưng theo các chuyên gia cho rằng, với mỗi người lại có những thể trạng, kích thước mắt khác nhau, chính vì vậy trước khi đi mua kính bạn nên đến những cơ sở khám mắt có uy tín, đảm bảo an toàn và được sự chứng nhận của các cơ quan chức năng để có thể lựa chọn cho mình một cặp kính phù hợp với mắt bạn nhất.
Đặc biệt, những người có mắt nhạy cảm sẽ được chỉ định đeo các loại kính áp tròng có khả năng ngăn chặn tia tử ngoại.
2. Vệ sinh sạch sẽ trước khi đeo kính
Đây cũng là một vấn đề cần phải được quan tâm. Nếu không muốn làm mắt bị nhiễm trùng hoặc tổn thương giác mạc, thì trước khi đeo kính bạn phải kiểm tra thật kĩ xem kính áp tròng có sạch sẽ và bị trầy xước không?
Nếu kính có những dấu hiệu bị trầy xước, thì tuyệt đối không nên đeo. Đặc biệt, một lưu ý không kém phần quan trọng bạn cũng cần ghi nhớ đó là, trước khi đeo kính phải rửa tay thật sạch bằng xà bông diệt khuẩn và lau khô tay bằng khăn bông sạch trước khi đeo kính.
3. Đeo kính áp tròng trước rồi mới trang điểm sau
Đừng có trang điểm xong xuôi rồi mới nhớ ra và đeo kính áp tròng nhé. Bởi lẽ, nếu để kính áp tròng chỉ dính phải một chút xíu mascara hay bụi phấn mắt thôi cũng có thể khiến mắt bạn bị nhiễm trùng đấy.
Chưa kể, khi đeo kính áp tròng, tay bạn có thể làm lem các kiểu trang điểm mắt cầu kỳ, hoặc nước mắt vô tình chảy ra sẽ làm nhòe mất những đường kẻ nhũ lấp lánh. Hãy luôn nhớ việc đeo kính áp tròng là việc đầu tiên cần làm, ngay sau khi rửa mặt và ngay trước khi bắt đầu thoa các loại kem dưỡng hay kem nền trang điểm.
4. Đeo kính áp tròng liên tục 24/24 sẽ ảnh hưởng tới mắt
Đeo kính áp tròng khi đi ngủ sẽ ngăn cản oxy trong nước mắt đến giác mạc – lớp trong suốt ở phía trước của mắt. Điều này có thể dẫn đến loét giác mạc và nhiễm trùng do vi khuẩn, vì không có oxy mà giác mạc sưng lên.
Một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Nhãn khoa cho thấy nguy cơ phát triển viêm giác mạc có thể đe dọa thị giác – đã tăng gấp 6,5 lần với những người đi ngủ vẫn đeo kính áp tròng.
Nếu bạn hay đeo kính áp tròng thì điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên, vì tình trạng của mắt có thể không được chú ý nhiều cho đến khi phát hiện ra các triệu chứng như mắt đỏ, mắt bị kích thích. Tốt nhất nên thay kính áp tròng bằng kính gọng để mắt có thời gian nghỉ ngơi.
5. Không nên đeo kính áp tròng khi bị cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh hay sốt rét, hãy bỏ kính áp tròng ra và đeo kính gọng bình thường vì khi bị sốt, mắt sẽ có cảm giác bị ngứa và có thể cần nhỏ thuốc nhỏ mắt nhiều lần trong ngày mà không thể lấy kính áp tròng ra vào liên tục được.
Mắt ngứa và cọ sát vào kính áp tròng nhiều có thể gây mài mòn trên giác mạc, dẫn đến bị nhiễm trùng.
Nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc do virus tăng lên khi người bệnh bị cảm lạnh vì hệ miễn dịch lúc đó sẽ thấp. Dùng kính áp tròng thời điểm này có thể dẫn đến tình trạng hỏng giác mạc.
Tác giả: